DetailController

Khoa học - Môi trường

Báo cáo công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đến ngày 23/9/2019

24/09/2019 00:00
Theo Cục Thú y, lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến nay cả nước đã có 63 tỉnh, thành phố, 645 huyện, 7.744 xã xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tổng số lợn tiêu hủy trên 5.164.818 con với tổng trọng lượng là 297.704 tấn, chiếm trên 7,3% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước. Trong đó: Có 4.550 xã thuộc 594 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy 3.010.374 con chưa qua 30 ngày, 3.194 xã thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 2.154.444 con đã qua 30 ngày và 500 xã thuộc 235 huyện của 47 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh trở lại.Trên địa bàn tỉnh, trong tuần tình hình bệnh DTLCP có chiều hướng diễn biến phức tạp, cụ thể có 3 xã phát sinh mới gồm: Xã Định Cư - Lạc Sơn, xã Thanh Hối - Tân Lạc và xã Hưng Thi - Lạc Thủy, 3 xã phát sinh lại sau khi đã công bố hết dịch gồm: Xã Chí Thiện - Lac Sơn, Thị trấn Mai Châu - Mai Châu và xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy. Lũy kế từ đầu tháng 5 đến ngày 23/9/2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 986 hộ chăn nuôi thuộc 359 thôn, tổ dân phố của 123 xã, phường, thị trấn. Tổng số lợn tiêu hủy là 11.258 con = 653.172 kg, tăng so với ngày 17/9/2019 là 398 con = 20.274,5 kg, cụ thể.

 Đến thời điểm này có 12 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thành phố phát sinh dịch trở lại. Tổng số xã, phường thị trấn hiện đang bị dịch bệnh là 50, có 73 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố đã công bố hết dịch. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có huyện Kim Bôi được đưa ra khỏi danh sách các huyện bị DTLCP từ ngày 16/8/2019 và huyện Cao Phong từ ngày 30/8/2019.

Hiện nay, tại một số địa phương và cơ quan chuyên môn, người chăn nuôi đang có nhu cầu tái đàn lợn để nuôi phục vụ thực phẩm vào dịp cuối năm, một số hộ chăn nuôi đã tự ý mua lợn về nuôi khi chưa có sự kiểm soát của cơ quan thú y và chính quyền địa phương. Đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, trên cơ sở hướng dẫn số 610/HD-SNN ngày 13/8/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền vận động để người dân không chủ quan, lơ là với dịch bệnh, không bán chạy lợn ốm, lợn bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán vận chuyển lợn từ vùng dịch ra các địa phương không có dịch để giết mổ, tiêu thụ. Nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh; công tác báo cáo về tình hình dịch bệnh, số liệu thống kê ở một số địa phương còn tồn tại bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ngành chuyên môn, chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT./.