DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021

02/12/2021 00:00
Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đã chính thức được Ủy ban Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động từ năm 2008 và từ đó đến nay UBQG đã lấy ngày 10/11-10/12 là Tháng Hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Tháng hành động đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành và cả người dân, huy động cộng đồng vào cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS.

Năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra rất phức tạp, dịch Covid-19 cũng đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội. Trên cả nước, những tháng đầu năm 2021 dịch HIV/AIDS tiếp tục diến biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương. Đường lây truyền HIV cũng có sự thay đổi, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dịch đồng giới.

Tại tỉnh Hòa Bình, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được triển khai nhằm tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dịch dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Theo đó, tháng Hành động năm 2021 có chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Các hoạt động chủ yếu trong tháng hành động gồm có: Ban hành các văn ản hướng dẫn chỉ đạo trên địa bàn tỉnh, giám sát, hỗ trợ các đơn vị tuyến huyện tổ chức thực hiện tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo tình hình dịch và tình hình thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội. Trong đó, tập trung vào các nội dung: tình hình dịch HIV/AIDS, từ đó cảnh báo dịch HIV sẽ ngày càng trở nên khó kiểm soát; các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định mới liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS; tư vấn và xét nghiệm HIV; điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; giải pháp vượt qua các thách thức trong dịch Covid-19…Tập trung chủ yếu vào truyền thông địa chúng và  thông qua mạng xã hội. Tổ chức cung cấp thông tin cho các phóng viên báo chí, cộng tác viên về phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên môn và khoa học về HIV/AIDS theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như: Xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong các tình huống khác nhau;Vận động, hỗ trợ người nhiệm HIV tiếp cận và được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cũng như tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS nhất là với các địa phương bị giãn cách xã hội hoặc phong tỏa do dịch Covid-19; Vận động các doanh nghiệp tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động; Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại các địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động…/.