DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới (8/5)

18/04/2022 00:00
Ngày Thalassemia thế giới (8/5) năm 2022 có chủ đề “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì tương lai giống nòi”.

Để hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới, trên cơ sở những nội dung truyền thông được cung cấp về bệnh TMBS nói riêng, cũng như tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh nói chung, Ban Chỉ đạo công tác tác Dân số - KHHGD tỉnh đề nghị các cơ quan Sở, ban, ngành và địa phương căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn để linh hoạt triển khai các hoạt động cho phù hợp, chú trọng triển khai tuyên truyền phổ biến kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh, các biện pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh và Mô hình xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại Trạm Y tế xã của tỉnh Hòa Bình.

Tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ của tỉnh về phòng bệnh tan máu bẩm sinh: Hỗ trợ vị thành niên, thanh niên trước khi kết hôn thực hiện xét nghiệm sàng lọc gen bệnh, mức hỗ trợ 70% chi phí xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh nhằm khuyến khích người dân, nhất là vị thành niên, thanh niên, trước khi kết hôn chủ động đăng ký thực hiện xét nghiệm sàng lọc gen bệnh.

Ban chỉ đạo công tác Dân số các cấp chỉ đạo Ngành y tế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai các hoạt động như: Tổ chức các buổi hội nghị/hội thảo, nói chuyện chuyên đề, triển khai thực hiện Mô hình sàng lọc tan máu bẩm sinh, sinh hoạt câu lạc bộ; xây dựng phóng sự truyền hình,  phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh, huyện; treo băng rôn, khẩu hiệu trên một số trục đường chính.…tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh; Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác Dân số các cấp về kiến thức, kỹ năng tư vấn, quản lý gen bệnh cho đối tượng; tập huấn kỹ thuật lấy máu xét nghiệm gen bệnh cho cán bộ y tế; Tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh cho đối tượng là vị thành niên, thanh niên trước khi kết hôn; Sản xuất, nhân bản các tài liệu và sản phẩm truyền thông như tờ rơi, sách mỏng, tranh lật, pa nô, áp phích, thông điệp truyền hình, thông điệp phát thanh, sửa chữa, làm mới các cụm pa nô truyền thông tuyên truyền về các nội dung bệnh TMBS; tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…

Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác; tăng cường truyền thông trên các trang tin có nhiều người truy cập, các trang tin mà vị thành niên/thanh niên, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ưa thích và quan tâm.

Thường xuyên cập nhật và đưa tin các thông tin trên đài phát thanh của huyện, đài truyền thanh hiện có của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn; lồng ghép với các hoạt động truyền thông khác tại địa phương.

Các Sở, ban, ngành, các địa phương chủ động bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động tuyên truyền về bệnh TMBS trong nguồn kinh phí đã được phân bổ và tăng cường huy động xã hội hóa, lồng ghép các chương trình, dự án tại đơn vị, địa phương.

Thông qua các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) cũng như về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới./.