1. Tổ chức tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác, các dấu hiệu nhận biết gia cầm nghi mắc bệnh cúm. Người tiêu dùng chỉ nên mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, có sự kiểm soát của thú y để sử dụng làm thực phẩm. Không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
2. Tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật theo quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chín phủ. Chủ động mọi nguồn lực để có thể ứng phó với cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao khác; các địa phương rà soát lại, bổ sung, xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm khác có khả năng lây sang người”.
3. Chủ động thành lập các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc cơ sở trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch gia súc, gia cầm. Đặc biệt tại các khu vực trọng điểm chăn nuôi, buôn bán gia cầm, nơi có ổ dịch cũ và có nguy cơ phát sinh dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời.
4. Tăng cường hoạt động kiểm soát liên ngành, hỗ trợ ngành thú y trong công tác kiểm dịch; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định. Thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực có bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.
5. Thực hiện tốt nội dung Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2017./.