Trong đó: Có 03 xã, thị trấn bị phát sinh mới bệnh DTLCP (Thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc, xã Trung Sơn huyện Lương Sơn và xã Mường Chiềng huyện Đà Bắc); có 9 xã, phường, thị trấn của 03 huyện, thành phố đã công bố hết dịch, sau đó lại phát sinh dịch trở lại. (huyện Lương Sơn 4 xã, thị trấn, Thành phố Hòa Bình 2 phường, xã và huyện Yên Thủy 3 xã). Tổng số xã, phường thị trấn hiện đang bị dịch bệnh là 55 xã; 63 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố đã công bố hết dịch. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có huyện Kim Bôi và huyện Cao Phong được đưa ra khỏi danh sách các huyện bị DTLCP.
Theo Cục Thú y, lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến nay cả nước đã có 63 tỉnh, thành phố, 638 huyện, 7.406 xã xuất hiện bệnh DTLCP; tổng số lợn tiêu hủy trên 4.801.503 con với tổng trọng lượng là 272.706 tấn, chiếm 7% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước. Trong đó. Có 4.313 xã thuộc 585 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy 2.807.843 con chưa qua 30 ngày Có 3.093 xã thuộc 413 huyện của 56 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 1.993.660 con đã qua 30 ngày. Có 439 xã thuộc 229 huyện của 47 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh trở lại.
Những nguyên nhân phát sinh dịch trở lại: Do dịch bệnh xảy ra dài ngày người chăn nuôi phần nào đã chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, không áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với điều kiện thời tiết khí hậu và tồn tại rất lâu trong môi trường chăn nuôi, nếu không thực hiện tốt công tác khử trùng tiêu độc thì nguy cơ bùng phát dịch trở lại là rất lớn; công tác quản lý giết mổ, vận chuyển lợn tại các địa phương chưa được quản lý chặt chẽ, các hộ kinh doanh giết mổ đi thu mua lợn tại các địa phương đang có dịch về giết mổ nhưng không được kiểm soát theo quy định.
Hiện nay bệnh DTLCP đang diễn biến phức tạp, một số địa phương đã công bố hết dịch sau đó lại phát sinh trở lại, đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành chuyên môn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân không chủ quan, lơ là với dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán vận chuyển lợn từ vùng dịch ra các địa phương không có dịch để giết mổ, tiêu thụ. Nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh... Đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các địa phương quản lý chặt chẽ việc tái đàn để phát triển chăn nuôi, đ
ặc biệt là việc thu mua, nhập con giống không có nguồn gốc xuất sứ từ các địa phương khác vào địa bàn và Hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, khai báo kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra./.