DetailController

Văn hóa

Hòa Bình: Nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

07/08/2014 00:00

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 18-CTr/TU gồm 5 nội dung để tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện cụ thể, thiết thực, sát với thực tế. Các hoạt động văn học, nghệ thuật có bước phát triển mới và có tính chuyên nghiệp hơn. Số lượng các tác phẩm đoạt giải thưởng khu vực và quốc gia tăng lên. Hoạt động phổ biến, sáng tác đa dạng, phong phú. Các hoạt động phong trào có bước phát triển sâu rộng, thu hút ngày càng đông đảo các văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tác, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần định hướng tư tưởng thẩm mỹ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Câu lạc bộ chèo thị trấn Lương Sơn duy trì hoạt động luyện tập, biểu diễn thường xuyên làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương

 Trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được của việc xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, Tỉnh ủy đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU. Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là đội ngũ văn nghệ sỹ. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và công tác quản lý Nhà nước của chính quyền đối với hoạt động văn học, nghệ thuật. Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan văn hóa, nghệ thuật. Quan tâm hỗ trợ hoạt động chuyên môn và phong trào cho Hội Văn học - Nghệ thuật và các chị hội chuyên ngành. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho hoạt động văn học, nghệ thuật. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động văn học, nghệ thuật. Có chính sách bồi dưỡng, chăm lo, đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sỹ; tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ phát huy hết tài năng của mình. Tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng. Đẩy mạnh hoạt động sáng tác trong lực lượng hội viên và nhân dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng Báo Văn nghệ Hòa Bình cả về nội dung và hình thức; tăng số lượng phát hành.

Bên cạnh đó, thành lập Hội đồng lý luận phê bình của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, gồm các tác giả tiêu biểu về lý luận, phê bình của các chuyên ngành để định hướng sáng tác cho hội viên, định hướng thẩm mỹ cho công chúng và kích thích sáng tác. Tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong văn học, nghệ thuật. Phối hợp với lãnh đạo các ngành trong tỉnh tổ chức các hoạt động, khuyến khích công nhân viên chức lao động và nhân dân đọc Báo Văn nghệ; khi đủ điều kiện sẽ thành lập Chi hội Văn học - Nghệ thuật các huyện. Xây dựng Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ mới”.

Trong quá trình triển khai tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU cần nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về văn học, nghệ thuật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Đổi mới chơ chế, chính sách phát triển, tăng kinh phí đầu tư cho văn học, nghệ thuật, đặc biệt là kinh phí in và trả nhuận bút cho Báo Văn nghệ Hòa Bình, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tạo tác phẩm. Thực hiện tốt chính sách thu hút, đãi ngộ để văn nghệ sỹ có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển văn nghệ của tỉnh. Bên cạnh đầu tư phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp, đẩy mạnh hoạt động phong trào văn học, nghệ thuật không chuyên. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian. Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Thường xuyên củng cố, đổi mới hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật, các câu lạc bộ, các đội văn nghệ tuyên truyền nhằm nâng cao khả năng tập hợp, động viên phát huy tiềm năng sáng tạo và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ. Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan thường trực Hội và các bộ phận chuyên ngành theo hướng chất lượng, hiệu quả.

Mặt khác, tổ chức các trại sáng tác tổng hợp và chuyên ngành, các cuộc thi, hội thảo chuyên đề, triển lãm, liên họa nghệ thuật, các chuyến đi thực tế, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Đầu tư kinh phí có chiều sâu, trọng điểm để sáng tác được nhiều tác phẩm chất lượng, có giá trị nghệ thuật cao; phát hiện, bồi dưỡng, mở lớp năng khiếu sáng tác văn học, nghệ thuật hàng năm. Xuất bản nhiều đầu sách văn học, nghệ thuật; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và xuất bản. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật. Hàng năm, Hội Văn học -  Nghệ thuật tỉnh phải xây dựng kế hoạch hoạt động liên kết phối hợp với từng ngành, đơn vị, địa phương, nhằm huy động ngày càng đông đảo các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị và tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn học, nghệ thuật, làm cho văn học, nghệ thuật ngày càng lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội./