DetailController

Giáo dục

Dự kiến chi 3.973 tỷ đồng cho hoạt động phát triển khoa học, công nghệ giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Hòa Bình

10/03/2022 00:00
Ngày 28/2/2022, Ban Chỉ đạo Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạch số 03 về thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn vói đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triến nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025”. Dự kiến chi khoảng 3.973 tỷ đồng để thực hiện Đề án 04, nguồn vốn được lồng ghép và huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ Trung ương, địa phương và vốn khác (vốn nước ngoài, vốn các chương trình, dự án, vốn xã hội hóa, vốn của các doanh nghiệp).

Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ kinh tế số.

Mục tiêu cụ thể kế hoạch đặt ra: Phấn đấu tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 40%. Mức đầu tư từ ngân sách địa phương và các các nguôn lực xã hội cho khoa học và công nghệ tăng dần qua các năm và đạt 1% tổng chi ngân sách địa phương vào năm 2025; có 300 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; xây dựng và mở rộng trường tiểu học trọng điểm, chất lượng cao; tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt từ 80% trở lên; 85% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương; 100% trường THCS và THPT có Chương trình giáo dục hướng nghiệp; Đến năm 2025 ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, đối với các trường của địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, tiến tới 100% các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm; toàn tỉnh có 59% trở lên trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Xây dựng kế hoạch tổ chức và tuyển sinh đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 cho khoảng 77.500 người, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp: 12.000 người; Trình độ sơ cấp: 33.500 người; Dạy nghề dưới 3 tháng: 32.000 lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt khoảng 63%, có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25%

Cả tỉnh có 0,2% cán bộ, công chức và 0,2 viên chức có trình độ Tiến sỹ và tương đương; trên 30% cán bộ, công chức và 4,3% viên chức có trình độ thạc sĩ và tương đương; trong đó ít nhất 1% cán bộ, công chức có hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

BCĐ giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì theo dõi việc triển khai và tổng họp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch; năm 2023 sơ kết đánh giá thực hiện Kế hoạch và đề xuất giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch; năm 2025 tổng kêt đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan định kỳ báo cáo trước ngày 15/11 hàng năm về tình hình thực hiện Kế hoạch gửi vê Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo, UBND tỉnh. Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc về sở KH&CN để tổng hợp, báo cáo BCĐ, UBND tỉnh xem xét, quyết định./.