DetailController

Tin từ các đơn vị

Yên Trung - Sự đổi thay của một vùng đất

18/10/2013 00:00
5 năm, thời gian chưa phải đã dài nhưng đủ để thấy được sự thay dổi của một vùng đất, xã Yên Trung trước thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình nay đã thuộc địa phận huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Những sự thay đổi đáng mừng cho vùng đất Lương Sơn (cũ) trước đây, con người, cảnh sắc và tấm lòng những người nơi đây đều đã từng gặp từ thời trước ngày 1/8/2008 (ngày Yên Trung chính thức thuộc về Hà Nội theo nghị quyết của Quốc hội). Đây cũng là nơi có nhiều công dân thủ đô là đồng bào dân tộc người Mường nhất.
Con dường vào thôn Hội đã được bê tông hóa rộng rãi, sạch sẽ

     Chủ tịch UBND xã Yên Trung, ông Hoàng Phương cho biết: Xã Yên Trung có 7 thôn, bản với 880 hộ dân, 3.600 khẩu , đồng bào dân tộc Mường chiếm  82,7%. Trước kia khi còn thuộc tỉnh Hòa Bình xã đã có hai làng văn hóa, đến năm 2012 xã công nhận thêm ba làng văn hóa và hai đơn vị văn hóa. Kinh tế chính của xã là nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Thu nhập bình quân của người dân đã tăng gấp hai, ba lần so với thời điểm năm 2008, đạt 15 triệu đồng/người/năm, năng suất lúa trước kia chỉ 45-48 tạ/sào, bây giờ là hơn 57-58 tạ/ sào, không còn hộ nào thiếu ăn mùa giáp hạt, không còn nhà tạm, nhà dột. Năm 2012 cả xã có 50 hộ nghèo,35 hộ cận nghèo, đến năm 2013 còn 30 hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo. Cơ sở vật chất, hạ tầng  được đầu tư xây dựng, người dân phấn khởi làm kinh tế. Xã còn được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, đến nay, các cơ sở thiết yếu như đường giao thông, đường điện,trường học các cấp, trạm y tế đã hoàn thành, khang trang hiện đại. Tất cả các tuyến đường liên thôn, đường nội thôn được bê tông hóa, nhựa hóa đến từng nhà; hệ thống công trình kênh mương thủy lợi cũng được bê tông hóa đảm bảo cho việc tưới tiêu; người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào cây trồng, vật nuôi trong phát triển kinh tế hộ gia đình đều đó làm thay đổi đời sống bà con nơi đây.

     Thôn Hội, thôn Hương - thôn 135 của xã vẫn còn đang trong tình trạng nhiều năm không có điện. Vậy mà khi được sát nhập về Hà Nội, chỉ sau hai tháng, tháng 10/2008 đường dây diện quốc gia được kéo về làng cho 130 hộ dân, và từ đây thôn Hội, thôn Hương đã xóa được tình trạng nhiều năm không có điện. Có điện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

     Sự đầu tư tập trung, tương đối đồng bộ, hợp lý  đã phát huy hiệu quả rõ rệt: hệ thống cơ sở hạ tầng , cơ cấu kinh tế đã từng bước hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.  Năm 2013, xã đang tập trung chương trình xây dựng nông thôn mới có 19 tiêu chí thì xã đã đạt 14/19 tiêu chí, 4/19 tiêu chí cơ bản đã đạt và 1/19 tiêu chí chưa đạt là chợ nông thôn. Hệ thống giáo dục của xã cũng có những chuyển biến tích cực, cả ba cấp học đều trên 400 học sinh; năm học 2011-2012 có 4 học sinh trường THCS đạt học sinh giỏi cấp thành phố . Hiện nay, trường trung học, tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trường Mầm non đang đề nghị công nhận là trường chuẩn. Công tác văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng được chú trọng và phát triển, cả xã có 6/7 thôn có nhà văn hóa, thôn nào cũng xây dựng được đội văn nghệ, đội cồng chiêng. Những ngày lễ tết, tuyên dương các gia đình văn hóa, làng văn hóa người dân đều mặc trang phục người Mường, đó chính là nét mà đồng bào Mường nơi đây giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Thể dục thể thao quần chúng cũng được đẩy mạnhvới các môn việt dã, bóng đá, bắn nỏ; ngoài ra còn có cầu lông, bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh của người cao tuổi. Giải bắn nỏ quốc gia xã tham gia và giành hai huy chương bạc.  

    Ông  tâm sự: Điều mà chúng tôi tự hào khi chuyển về Hà Nội , cùng với truyền thống anh hùng LLVT nhân dân, Yên Trung vẫn luôn tao được sự đoàn kết , thống nhất trong xây dựng cuộc sống hôm nay. Người Mường, người Kinh luôn giữ được nét đẹp trong đời sống tình cảm, trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từng có nhiều năm qua ở miền quê này. Tháng 10, mùa thu Hà Nội gắn với ngày giải phóng Thủ đô (1954-2013), người dân Yên Trung cũng có những ngày vui, cùng các hoạt động hướng về ngày lịch sử của thành phố quê hương.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

     Chị Nguyễn Thị Cầu, người dân ở thôn Hội, xã Yên Trung cho biết: Từ khi về Hà Nội cuộc sống có nhiều thay đổi, đường liên thôn rộng rãi, có ánh điện về, có nhà văn hóa, con cháu được học hành trong những ngôi trường mới khang trang. Phương                                                                                                                                                        pháp làm ăn mới nên thu nhập khá hơn, người dân sản xuất nông nghiệp cũng nhàn hơn vì có máy bừa, máy tuốt lúa, biết tiếp cận với khoa học kỹ thuật nên không còn sợ nghèo, sợ đói.

      Bên cạnh nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây, Yên Trung đã nhận được sự quan tâm, đầu tư đáng kể của thành phố ở nhiều phương diện. Nhờ đó, đến thời điểm này, miền quê này đã có những thay đổi thực sự - Chủ tịch UBND xã khẳng định.