Huyện được chia thành 10 xã, 01 thị trấn trong đó có 05 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Những năm qua trên địa bàn huyện đã thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và được thực hiện theo các quy định của Luật Lâm nghiệp. Việc giao đất, giao rừng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất và diện tích rừng hiện có tại từng địa phương. Thời hạn, hạn mức giao rừng phù hợp với hạn mức giao đất, cho thuê đất được thực hiện công khai minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương. Phù hợp với phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư đặc biệt là cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện chính sách khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống đồng bào DTTS, từ năm 2019 đến nay huyện đã triển khai đầy đủ các chính sách về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng đã góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu đối với đồng bào dân tộc thiếu số thuộc các khu vực khó khăn trên địa bàn. Qua đó, từng bước làm thay đổi nhận thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, người dân yên tâm giữ rừng và làm giàu từ rừng. Từ năm 2019 tới nay, tổng diện tích đất rừng được giao toàn huyện 15.393,51 ha trong đó đất rừng đặc dụng 4.391.56 ha; đất rừng phòng hộ 3.186,41; đất rừng sản xuất 7.815,54 ha. Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng đồng bào DTTS và miền núi bảo vệ diện tích: 2.127,5 ha. Trong đó: Khoán cho 25 cộng đồng dân cư bảo vệ với diện tích 1.395,34 ha; Khoán cho 733 hộ gia đình bảo vệ với diện tích 732,13 ha.
Nhìn chung, thời gian qua, việc gắn lợi ích của người dân với rừng, hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước, đã tạo thêm động lực để người dân quản lý bảo vệ rừng hiệu quả, nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng, hạn chế phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, chấm dứt việc đốt nương làm rẫy. Công tác hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ở các xã đã phát huy hiệu quả rõ rệt, cơ bản các diện tích hỗ trợ khoán được bảo vệ tốt, ý thức bảo vệ rừng người dân được nâng cao. Chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng vừa góp phần tích cực trong bảo vệ rừng vừa tạo thêm thu nhập cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia bảo vệ rừng. Chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng góp phần khuyến khích hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cải thiện sinh kế giảm áp lực đến rừng tự nhiên. Chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, hộ gia đình tiếp cận cây giống chất lượng cao trong trồng rừng góp phần cải tạo chất lượng rừng trồng trên địa bàn huyện đồng thời tạo ra được những mô hình điểm điển hình để tuyên truyền vận động người dân thực hiện phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường sinh thái. Tới nay, độ che phủ rừng của toàn huyện là 12.134,23 ha, tỷ lệ che phủ rừng là 42,0%. 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 88.084 triệu đồng bằng 56,3% so với kế hoạch tăng 101,2 % so với cùng kỳ. Ước 6 tháng đầu năm 2024, toàn huyện đã trồng rừng được 535 ha đạt 107 % so với kế hoạch, tăng 100,9 % so với cùngkỳ; trồng cây phân tán đạt 17.700 cây đạt 61,03% so với kế hoạch, bằng 47,70% so với cùng kỳ.