DetailController

Thời sự trong ngày

Yên Thủy: Dồn nguồn lực thực hiện phát triển nông sản chủ lực phục vụ xuất khẩu

03/03/2023 17:00
Thực hiện Đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030", huyện Yên Thủy đã tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách, tập trung nguồn lực thúc đẩy xây dựng một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Gắn tem, đóng gói bưởi Diễn chuẩn bị xuất khẩu sang Vương quốc Anh

Huyện Yên Thủy đã tổ chức triển khai các nội dung, giải pháp thực hiện Đề án gắn với các đề án, kế hoạch của tỉnh và huyện về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Huyện đã  thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách tới thực tiễn hành động. Từ năm 2020-2022, từ nguồn ngân sách huyện, tỉnh và các tổ chức cá nhân đóng góp với tổng kinh phí trên 5.600 triệu đồng để xây dựng trên 15 mô hình sản xuất và chăn sóc các loại cây trồng như: Bưởi Diễn, Khoai Sọ cấy mô, Bí xanh, mía tím cấy mô, cây dược liệu cà gia leo, hành tăm…được sản xuất hàng hoá tập trung theo tiêu chuẩn an toàn VietGhap, hữu cơ; xây dựng các nhãn hiệu chứng nhận, nâng cấp, thăng sản phẩm OCOP...; đầu tư phát triển thủy lợi, hạ tầng giao thông nông thôn và xây dựng 06 công trình thủy lợi với tổng kinh phí thực hiện 7,7 tỷ đồng. Nâng cao năng lực tưới, tiêu cho sản xuất (diện tích sản xuất được tưới, công nghệ tưới...). Tổng diện tích tưới tiêu đạt trên 4,5 nghìn ha. Trong đó: tưới cho cây lúa 3,2 nghìn ha; tưới cho cây màu 1,2 nghìn ha, tưới cho cây ăn quả 68,5 ha. Mức độ đáp ứng tưới của hệ thống công trình thủy lợi so với nhu cầu đạt khoảng 59,5% so với diện tích gieo trồng.  Đầu tư cho phát triển hạ tầng khác phục vụ sản xuất (hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, đường nội đồng, lưới điện, vv). Quan tâm đầu tư hoàn thiện phục vụ nước tưới cho sản xuất, đầu tư sửa chữa các tuyến đường đảm bảo thuận tiện giao thông, đi lại của người dân. Hệ thống thủy lợi phụ vụ sản xuất trên địa bàn huyện là 159 công trình, trong đó: Hồ chứa 71, bai dâng 87, trạm bơm điện 01. Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập 11 Tổ hợp tác dùng nước, tổ chức giao phân cấp quản lý các công trình thủy lợi do UBND huyện quản lý cho các Tổ hợp tác dùng nước để thực hiện nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ sản xuất, bảo vệ và phòng chống thiên tai trên địa bàn quản lý. Đầu tư nâng cấp, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm từng bước hoàn thiện nâng cao năng lực tưới tiêu nước phục vụ sản xuất.

Các Doanh nghiệp, HTX, tổ chức sản xuất kinh doanh đã có cơ hội tiếp cận trên 32 tỷ đồng tiền vốn vay sản xuất từ các ngân hàng và vốn vay nhiều kênh của các tổ chức hội Nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh nên thủ tục cho vay vốn theo hướng thuận lợi hơn, thời hạn cho vay đủ dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản; Về chính sách thuế được thực hiện ưu đãi theo quy định của nhà nước, tạo thuận lợi nhất cho người sản xuất.

Cũng trong năm qua, từ các nguồn Sự nghiệp Khuyến nông,  nguồn dạy nghề, các chương trình, dự án khoảng 265 triệu đồng huyện đã tổ chức trên 69 lớp chuyển giao kỹ thuật, lớp dạy nghề lao động nông thôn cho trên 1.000 lượt nông dân, với các nội dung sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa như vùng sản xuất cây ăn quả có múi, họ bầu bí theo hướng VietGap, chăn nuôi an toàn, cây dược liệu hữu cơ, …Từng bước xây dựng lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chuyên nghiệp, lành nghề để tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, quản lý tính kháng thuốc, quản lý dịch hại tổng hợp nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây ăn quả đạt giá trị kinh tế cao như bưởi, bí xanh…

Nhờ đó, tới nay huyện đã có 10 Sản phẩm  OCOP đã được đăng ký kinh doanh bán lẻ và phân phối tại gian hàng trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm. Đến nay  huyện đã có 193,05 ha diện tích cây trồng được cấp chứng nhận sản xuất áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ. Hiện có 01 Sản phẩm Bưởi HTX Đại Đồng được cấp mã số vùng trồng; 04 nhãn hiệu chứng nhận được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ công nhận gồm: Bưởi Yên Thuỷ, Bí xanh Yên Thuỷ, Khoai sọ Yên Thuỷ và Hành Tăm Yên Thuỷ; 17 Sản phẩm truy xuất nguồn gốc, dãn tem, nhãn sản phẩm, phát triển sản phẩm, chế biến sản phẩm: Cao cà gai leo; Bột cà gai leo; Dầu Lạc an toàn; Dầu vừng  đen ; Rược Đù Địn; Trà túi lọc cà gai leo; Cao xạ đen, Mật ong Lạc Lương; Mật ong Lạc Sỹ; Mật ong Đoàn Kết; Trà mâm soi tím Cà gai leo; Bột Khoai sọ…. Tiếp tục phối hợp với Chi cục Trồng trọt &BVTV thực hiện cấp mã số vùng trồng cho Bí Xanh Yên Thủy, Lạc Yên Thủy, Hành Tăm Yên Thủy...

Huyện  xây dựng thành công vùng bưởi diễn xuất khẩu tại Hợp tác xã nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương, với quy mô 15,6 ha bưởi diễn, 21 hộ tham gia. Sản phẩm bưởi diễn tại Hợp tác xã nông nghiệp Đại Đồng có chất lượng, hương vị thơm ngon đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đạt trên 800 chỉ số tiêu chuẩn quốc tế; sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận Bưởi Yên Thủy; được cấp Mã số vùng trồng và chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao. Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ tổng kinh phí là 250 triệu đồng để hực hiện các nội dung theo yêu cầu đối tác: Hỗ trợ phân tích dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn thực phẩm trên mẫu quả bưởi xuất khẩu theo tiêu chuẩn EU; hỗ trợ chi phí in tem nhãn sản phẩm, bao bì đựng sản phẩm; Tổ chức buổi lễ xuất hàng, truyền thông, quảng bá sản phẩm; Hỗ trợ máy, thiết bị khử khuẩn. Ngày 12/12/2022, huyện Yên Thủy đã phối hợp với  Công ty Cổ phần RYB, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ xuất hàng chuyến bưởi diễn Yên Thủy đầu tiên sang thị trường Vương Quốc Anh, với số lượng 11 tấn Bưởi. Giới thiệu sản phẩm Dầu lạc tại Hội chợ nông sản vương Quốc Anh.

Khó khăn hiện nay, việc chế biến quả có múi nói chung của tỉnh Hòa Bình và sản phẩm bưởi nói riêng của huyện Yên Thủy còn rất hạn chế, chưa có doanh nghiệp chuyên chế biến quả có múi; diện tích bưởi tăng nhanh chưa theo quy hoạch vùng sản xuất; sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng, chu kỳ khai thác của bưởi; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; mối liên kết giữa người trồng bưởi và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, giá cả thấp không ổn định …Đất đai manh mún, sản xuất theo hộ gia đình là một trong những khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp theo quy  mô tập trung. Đặc biệt là, hiện nay, các hợp tác xã nông nghiệp huyện Yên Thủy chưa phát triển, chưa chủ động trong việc là đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm để  bảo vệ quyền, lợi ích cho người nông dân. Năng lực quản lý của các doanh nghiệp, HTX còn hạn chế, việc đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện còn ít, gặp nhiều khó khăn trên thực tế vì thiếu vốn, thiếu kho chứa sản phẩm, chưa được hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nước…

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chủ lực trên địa bàn, huyện Yên Thủy đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các HTX có mặt bằng để làm khu sơ chế sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện; có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, nhà máy sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, tạo điều kiện cho người dân yên tâm ổn định sản xuất gắn với tiêu thụ; tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo động lực mới cho phát triển "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", nhất là chính sách về đất đai, tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, hợp tác công tư...Chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng kho bãi và  hỗ trợ Dịch vụ logistics trên địa bàn huyện Yên Thủy. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ địa phương đẩy mạnh áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); đa dạng sản phẩm nông sản sản xuất theo hướng hữu cơ;  Phát triển thương hiệu sản phẩm trồng trọt chủ lực và nông sản đặc sản như thương hiệu nhãn hiệu: Lạc Yên Thủy, … Hỗ trợ việc cấp mã số vùng trồng, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt; các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả; Nhân rộng và phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, theo chuỗi thông qua hợp đồng mà doanh nghiệp giữ vai trò hạt nhân cung ứng đầu vào sản xuất và thu mua cho nông dân./.