Với lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng mang tầm quốc gia…, thành phố Hòa Bình xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh, trung tâm lớn về văn hoá, du lịch dịch vụ tỉnh và vùng, trung tâm khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của tỉnh, một đô thị cấp vùng của Vùng thủ đô Hà Nội
Một góc thành phố Hòa Bình hôm nay
Mấy năm nay, thành phố Hòa Bình có sự đổi thay lớn trong diện mạo. thành phố đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành trung tâm động lực, cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Trong môi trường phát triển mới, để tương xứng với vị thế và tầm quan trọng của thành phố Hòa Bình, tương xứng với vai trò là đô thị hạt nhân - động lực thúc đẩy sự phát triển năng động của cả vùng Tây Bắc, việc lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025 là cần thiết.
Theo quy hoạch, hệ thống đô thị của tỉnh có 12 - 15 đô thị, 1 đô thị loại III, 2 - 3 đô thị loại IV còn lại là loại V. Ngoài thành phố Hòa Bình sẽ có thị xã Lương Sơn và tương lai Kim Bôi và Mai Châu cũng hướng tới cấp thị xã. Dân số đô thị có khoảng 50 vạn tới 53 vạn người vào năm 2020.
Thành phố Hòa Bình có quy mô khoảng 19 - 20 vạn trong đó nội thị 19 vạn người với khoảng 3.960 ha đất xây dựng là thành phố trung tâm với các đô thị vệ tinh Kỳ Sơn, Cao Phong...
Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thành phố Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015 nêu rõ: “Phát triển thành phố Hòa Bình trở thành trọng điểm trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hòa Bình. Phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của cả tỉnh trong quá trình phát triển thành phố”.