Trên tinh thần đó, UBND tỉnh ban hành và triển khai Đề án bố trí Công an xã chính quy tại 100% xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Công an tỉnh tăng cường lực lượng cho Công an huyện và lực lượng trực tiếp chiến đấu hướng về cơ sở; mở 04 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an xã chính quy cho 480 cán bộ, 05 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho trên 300 cán bộ chiến sỹ; tổ chức 02 đợt tập huấn và 01 hội thi cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã giỏi về ANTT để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTT…
Chỉ đạo các cấp chính quyền và lực lượng Công an quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng Công an xã theo Pháp lệnh Công an xã, Nghị định số 73/2009 của Chính phủ. Sau khi triển khai sáp nhập thôn, xóm và bố trí Công an xã bán chuyên trách, trong đó Phó Trưởng Công an xã 76 người, Công an viên 1.413 người. Lực lượng Công an xã đã được quan tâm đảm bảo các điều kiện hoạt động như trang phục, trang bị tủ, bàn ghế, máy vi tính, công cụ hỗ trợ….bố trí nơi làm việc; quan tâm đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng Công an xã yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. UBND tỉnh tiếp tục mở 02 lớp đào tạo Trung tâm cấp ngành quản lý về TTATXH ở địa bàn cơ sở cho 233 học viên; tổ chức 53 lớp huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.490 cán bộ Công an xã bán chuyên trách, tổ chức tập huấn công tác Công an tham gia xây dựng nông thôn mới cho 1.692 cán bộ Công an xã bán chuyên trách; chỉ đạo tổ chức Hội thi Công an xã giỏi từ cơ sở đến cấp tỉnh,….tổ chức 1.756 diễn đàn “Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân”; hàng năm tổ chức phát động sâu rộng phong trào thi đua “Học tập, thực hiện 6 điều B ác Hồ dạy Công an nhân dân”, thi đua yêu nước, thi đua “Dân vận khéo”, thực hiện Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” trong lực lượng Công an xã; triển khai nghiêm túc Chỉ thị của Bộ Công an về “Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công an xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới”….qua đó giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công an viên và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Công an nhân dân và hệ thống chính trị cơ sở.
UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố và các phường thực hiện nghiêm túc Nghị định số 38/2006 của Chính phủ quy định về bảo vệ dân phố. Đến nay sau khi thực hiện sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình, lực lượng bảo vệ dân phố có 382 đồng chí, 100% số này đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; chế độ chính sách cho lực lượng bảo vệ dân phố được đảm bảo theo đúng quy định. Chỉ đạo Công an tỉnh tham mưu, hướng dẫn người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, trường học bố trí lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Tổng số hiện nay có 2.681 cán bộ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, nhiều DN sử dụng lực lượng bảo vệ hợp đồng thuê vệ sỹ. Việc tuyển chọn và đảm bảo chế độ cho bảo vệ cơ quan, DN được thực hiện theo đúng quy định của Luật lao động và Luật bảo hiểm Việt Nam; đồng thời đã tham mưu người đứng đầu các cơ quan, DN quan tâm mua sắm trang phục, công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, DN…Qua đó đã từng bước xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng nóng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANTT và phát huy tốt vai trò trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh./.