DetailController

Quốc phòng - An ninh

Vì sao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông trong học sinh có chiều hướng sa sút?

01/03/2011 00:00
Ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, quy định trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy. Nhưng đến nay, sau hơn một năm, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn thờ ơ với quy định của pháp luật.
Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh chụp trên cầu Hòa Bình, thành phố Hòa Bình)

 

Theo đó, đa số các em học sinh trên đường từ nhà đến trường và ngược lại được người thân đưa đón bằng mô tô, xe gắn máy vẫn bị “đầu trần” thách thức với nguy hiểm... Trong khi đó tình hình TTATGT đường bộ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, TNGTcó chiều hướng gia tăng thì mũ bảo hiểm chính là một giải pháp có hiệu quả góp phần hạn chế những hậu quả đáng tiếc nếu không may xảy ra TNGT nhưng không phải phụ huynh nào cũng dành cho con em mình sự bảo vệ tin cậy đó.
 
Vào giờ tan trường, xe cộ nối đuôi nhau tại cổng trường Tiểu học S«ng §µ (TPHB), quan sát thật kỹ mới nhìn thấy một vài chiếc mũ bảo hiểm “nhi đồng” chen trong hàng loạt những chiếc đầu bé nhỏ. Chị Nguyễn Thị Hằng ở tổ 2, phường T©n Hoµ thản nhiên nói: “Nhà cách trường có hơn 500 m, đi có 5-7 phút là tới cần gì phải đội mũ bảo hiểm cho thêm vướng víu”.  Anh Lê Văn Hậu ở tổ 5 phường T©n Hßa lại có cách giải thích khác: “Chúng tôi nắm rất vững quy định của pháp luật nhưng vì chiều con trẻ, các cháu không thích đội mũ bảo hiểm, chúng kêu nóng đầu và bắt bỏ ra ngay nên đành tặc lưỡi bỏ qua”. Các bậc phụ huynh có muôn vàn lý do để lý giải cho hành vi vi phạm luật giao thông của mình. Bên cạnh đó cũng còn một lý do khác để họ vẫn thờ ơ với quy định của Luật chính vì lực lượng cảnh sát giao thông vẫn có phần “nới tay” với vi phạm này. Nếu cứ xử theo đúng luật, mỗi trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt từ 100.000- 200.000 đồng, chắc chắn ý thức chấp hành pháp luật sẽ có chuyển biến rõ nét. Ở thành phố, nơi trình độ dân trí cao và đồng đều đã vậy, đến các trường ở khu vực nông thôn trong tỉnh, tình trạng này càng phổ biến, ngang nhiên hơn cũng dễ dàng nhận thấy học sinh từ 6 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ trên 95%.
 
Cùng với thực trạng trên, thời gian gần đây, tình hình học sinh THPT đi xe máy đến trường đang có xu hướng gia tăng, tạo cho TTATGT càng thêm phức tạp. Dù đã có nhiều biện pháp để chấn chỉnh tình trạng học sinh đi xe máy đến trường nhưng cho đến nay trên địa bàn thành phố Hòa Bình và các huyện vẫn chưa cải thiện được là bao. Theo quy định, các trường học đều cấm học sinh đi xe máy, vì thế, trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều không có bóng dáng các loại xe này. Tuy nhiên, học sinh lại đối phó bằng cách gửi xe tại các nhà dân, chợ gần trường. Điều này không khó để kiểm tra khi thị sát tại một số điểm gửi xe gần trường học.
 
Lãnh đạo và giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố đều có chung quan điểm: “Quy định cấm học sinh đi học bằng xe máy là chủ trương đúng nhưng để kiểm soát triệt để rất khó. Bởi dù biết nhưng việc quản lý HS đến trường bằng xe máy là nằm ngoài tầm quyết soát của nhà trường vì tất cả học sinh đi xe máy đều gửi rải rác ở các nhà dân nên không phát hiện được. Trách nhiệm các trường chỉ là tuyên truyền, giáo dục, không có quyền xử phạt, chỉ có những HS vi phạm được CSGT gửi thông báo về trường, lúc đó nhà trường mới có thể đưa ra hình thức xử lý”. Rõ ràng, nếu học sinh chưa nhận thức, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, bên cạnh đó, phụ huynh còn dung túng, chắc chắn bài toán này sẽ không bao giờ có lời giải đáp.
 
Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, giáo viên cho rằng, những hình thức xử phạt của ngành giáo dục không đủ mạnh để giảm thiểu hiện tượng này nếu chỉ duy trì ở mức nhắc nhở, cảnh cáo và cao nhất là ghi học bạ. Một mình nhà trường không thể giải quyết triệt để được. chính vì thế, ngành chức năng cần phải mạnh tay hơn trong xử lý những trường hợp học sinh đi học bằng xe máy.
 
Cùng với những vấn đề trên, tình trạng học sinh THCS, THPT đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng diễn ra khá phổ biến. Thực trạng đó đang cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt của các trường học, ngành chức năng và gia đình em học sinh trong tuyên truyền, giáo dục, xử lý vi phạm. Trong đó, gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi không ít bậc cha mẹ còn thờ ơ, qu¸ nuông chiều con cái trước những hiểm họa đang rình rập hµng ngµy. Có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên, mọi người đều hiểu rõ bên cạnh ý nghĩa giảm chấn thương sọ não, đội mũ bảo hiểm cho trẻ, ®éi mò b¶o hiÓm khi ®i xe ®¹p ®iÖn, kh«ng cho con trÎ ®i xe m¸y khi ch­a ®ñ tuæi còn tạo lập ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho con em mình ngay từ khi còn nhỏ, cũng là một cách tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thực tiễn.