DetailController

Tin từ các đơn vị

Vai trò Hội Nông dân các cấp với nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

31/07/2020 00:00
Trong những năm qua, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực: Tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 45% đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đề ra (đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới). Hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ 05 năm (2016-2020) các mục tiêu của Chương trình được Trung ương và tỉnh giao vào năm 2020 đều đạt và vượt Kế hoạch đề ra trước 01 năm: Toàn tỉnh có 88/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 46% tổng số xã. Thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Lương Sơn đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,1 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh không có xã dưới 10 tiêu chí. Tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép đầu tư cho lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội là 1520,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư trực tiếp từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông .thôn mới cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội là 613,25 tỷ đồng. Kết quả đã xây mới, câi tạo, nâng cấp 151 công trình đường giao thông; cứng hóa trên 120 km đường giao thông nông thôn, tiếp tục xây dựng 48 cầu dân sinh; làm mới, nâng cấp được trên 31 km kênh mương nội đồng; cải tạo, nâng cấp được 51 công trình thủy lợi nội đồng; xây dựng, sửa chữa được 39 công trình trường học; 192 công trình cơ sở vật chất vãn hóa, trong đó: 23 công trình nhà văn hóa, khu thế thao xã, 169 công trình nhà văn hoá, khu thể thao thôn; hỗ trợ 16 đài truyền thanh xã được thiết lập mới; đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới 6 công trình chợ nông thôn.

Thành tích trên có sự đóng góp không nhỏ của Hội Nông dân các cấp. Hội nông dân các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”;“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phát động thi đua tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nông thôn, đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”; duy trì phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp – môi trường trong lành – ngõ xóm văn minh”; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh, huyện đã tạo điều kiện cho các cấp Hội và hội viên, nông dân trực tiếp tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình xây dựng Nông thôn mới, kết quả các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân phát huy nội lực, đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hội Nông dân tỉnh trực tiếp thực hiện dự án “Khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới” tại 5 xã thuộc các huyện: Lạc Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình để đánh giá tình hình thực trạng về những khó khăn, thuận lợi và bất cập trong xây dựng nông thôn mới, đề xuất những giải pháp với chính quyền địa phương. Cùng với việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới; phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững cũng được các cấp hội triển khai tích cực góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo tại địa phương.

Lãnh đạo các cấp hội tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, qua đó đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả cao được nhân rộng; ruộng đồng được chỉnh trang theo quy hoạch; nông dân được hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hoạch và thị trường; đến nay giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha diện tích đất sản xuất bình quân đạt trên 140 triệu đồng/ha (tăng trên 2,2 lần so với năm 2010).

Từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học; các dịch vụ khám, điều trị bệnh ở tuyến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tiếp tục được triển khai đồng bộ, rộng khắp; công tác bảo vệ môi trường nông thôn được thực hiện với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú; đã có 24 Khu dân cư đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 88 vườn hộ đạt chuẩn Khu vườn kiểu mẫu nông thôn mới; tại 10/10 huyện, thành phố trong tỉnh cũng đồng loạt ra quân “Ngày Chủ nhật xanh”, toàn tỉnh trồng được trên 200.000 cây xanh. Hệ thống các công trình nước sinh hoạt phục vụ đời sống người dân nông thôn được quan tâm đầu tư.

Công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội nông thôn được tăng cường đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc vùng cao; nâng cao cảnh giác cách mạng, làm tốt công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về an ninh trật tự.