Hiện nay lực lượng Công an xã bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh có 1.356 đồng chí, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn; hướng dẫn đôn đốc về nghiệp vụ của Công an xã.
Lực lượng bảo vệ dân phố được bố trí trên địa bàn thành phố Hòa Bình với 12 Ban Bảo vệ dân phố, 115 tổ bảo vệ dân phố, 526 thành viên. Lực lượng bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, chính quyền phường, hướng dẫn về nghiệp vụ của Công an phường.
Lực lượng dân phòng toàn tỉnh có 1.330 đội dân phòng tại các khu phố, thôn, bản, xóm với hơn 12 nghìn người. Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh được thành lập có biên chế từ 10 đến 20 người, được tuyển chọn từ những người có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ.
Tuy nhiên hiện nay các lực lượng: Công an xã, dân phòng, bảo vệ dân phố đang nhận mức phụ cấp chưa phù hợp với khối lượng và tính chất công việc. Nhiều đồng chí Công an viên bán chuyên trách trên địa bàn chưa được cấp thẻ BHYT. Kinh phí, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của lực lượng Công an xã bán chuyên trahs và duy trì hoạt động củ các mô hình tự quản tại cơ sở còn hạn chế.
Về công tác cấp CCCD, cấp tài khoản định danh điện tử, đến nay đã triển khai thu nhận hồ sơ cấp CCCD 710.210/723.028 lượt hồ sơ, đạt 98,23%, còn tồn hơn 12 nghìn trường hợp chưa cấp, do già yếu, lang thang cơ nhỡ, đi làm ăn xa không phối hượp cấp. Toàn tỉnh đã cấp tài khoản định danh điện tử cho 267.377/385.412 tài khoản, đạt 69,4%; đã kích hoạt thành công 151.020/267.377 tài khoản, đạt 56,5%. Tuy nhiên hiện nay việc thu nhận hồ sơ tại các xã vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn do người dân không có điện thoại, điện thoại không đáp ứng yêu cầu, không biết xử lý các thiết bị tin học. Hệ thống đường truyền, mạng internet còn tắc, nghẽn, có những nơi chưa có mạng internet, khó khăn trong thực hiện triển khai.....
Trên cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đề xuất cần sớm hoàn thiện các tính năng, ứng dụng trên phần mềm VneID và đồng bộ các loại giấy tờ công dân đã tích hợp để thuận tiện cho người dân trong các giao dịch. Sớm khắc phục, sửa lỗi phần mềm đảm bảo công tác giải quyết hồ sơ trên hệ thống kịp thời, chính xác. Nâng cấp hệ thống đường truyền hoạt động ổn định đáp ứng kịp thời việc giải quyết TTHC cho người dân trên cổng dịch vụ công trực tuyến...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng cảm ơn những ý kiến của đoàn công tác trong đợt khảo sát tại tỉnh Hòa Bình. Đối với một số nội dung về dự án luật căn cước công dân, đề nghị có cơ chế, chính sách để liên tục cập nhật dữ liệu; cần sự hỗ trợ của Nhà nước cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn khó khăn về hạ tầng công nghệ thông tin.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cảm ơn, tiếp thu và ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Hòa Bình về các nội dung làm việc. Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ tổng hợp, kiến nghị lên Quốc hội. Đồng chí mong muốn thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và nhân dân tiếp tục phản ánh những khó khăn, kiến nghị trong thực tế để làm căn cứ nghiên cứu, xem xét trong quá trình thẩm tra 2 dự án Luật này, bảo đảm đưa công tác bảo vệ ANTT ở cơ sở và CCCD ngày càng có hiệu lực, hiệu quả tốt hơn./.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc