
Đến tháng 6, đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 95,7% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; đã bê tông hóa, nhựa hóa 1.100,68/1.176,53km đạt tỷ lệ 93,55%; bê tông hóa, nhựa hóa 1.100,68/1.176,53km đường xã, liên xã, đạt tỷ lệ 93,55%; cứng hóa trục đường thôn, xóm đạt tỷ lệ 83,25%; cứng hóa đường ngõ, xóm đạt tỷ lệ 74,41%. Tổng tỷ lệ cứng hóa đường trục chính nội đồng đạt 52,75%.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống giao thông còn hạn chế về quy mô kỹ thuật (bề rộng nền, mặt đường nhỏ; dốc dọc lớn; tỷ lệ cứng hóa thấp) do địa hình các xã trên địa bàn tỉnh phức tạp; kinh phí đầu tư xây dựng đường GTNT còn hạn hẹp chủ yếu ưu tiên đầu tư để có đường trước, chưa có kinh phí để đầu tư bền vững. Việc huy động trong Nhân dân để thực hiệc các công trình “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân tự làm”, còn gặp nhiều khó khăn. Theo kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình (lần thứ 5), dự kiến từ năm 2023, Đề án không được Ngân sách địa phương hỗ trợ để thực hiện Đề án dẫn đến nguy cơ không đáp ứng được mục tiêu của Đề án đã được phê duyệt; một số tuyến đường dự kiến thực hiện cứng hóa bằng nguồn kinh phí từ Đề án chưa được cứng hóa nên gặp khó khăn khi đi lại vào mùa mưa.
Thời gian tới, ngành GTVT tiếp tục thực hiện quan tâm lồng ghép chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào các Chương trình, Đề án. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng về logistic (cảng, bến đường bộ, đường thủy nội địa) đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng ở vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nông sản trên địa bàn tỉnh; góp phần phát triển nông nghiệp trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Xem xét ban hành các chính sách xã hội hóa để các doanh nghiệp phát triển sản xuất ở vùng sâu, vùng xa để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025./.