Trong giai đoạn 2016 – 2020, Sở LĐ,TB&XH đã tổ chức truyền thông trực tiếp cho 753.631 lượt người về lĩnh vực bảo vệ trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hơn 1.000 tin, bài, ảnh ; in, cấp pháp trên 87 nghìn tài liệu, tờ rời, sách mỏng tuyên truyền về quyền tham gia phát triển của trẻ em; thực hiện thông báo, tố giác hành vi bạo lực đối với trẻ em, phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em, ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước….
Hàng năm tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, diễn đàn trẻ em, hội thảo, hội nghị tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Tuyên truyền tập huấn, phát tờ rời, sách mỏng tới cộng đồng, các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em tới cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ em các cấp, cán bộ giáo viên, cán bộ đoàn, đội, học sinh trong nhà trường, kỹ năng cho cha mẹ trẻ em và người chăm sóc trẻ em.
Trong giai đoạn qua đã tổ chức 44 lớp tập huấn với sự tham gia của hơn 4.000 đại biểu, tập trung tuyên truyền về nâng cao năng lực cho cán bộ cung cấp dịch vụ, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên; cung cấp kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, kỹ năng phòng ngừa nguy cơ, tự bảo vệ cho trẻ em. Tổ chức 164 diễn đàn trẻ em các cấp về quyền, bổn phận của trẻ em; nâng cao nhận thức, kỹ năng hiểu biết, kỹ năng sống, kỹ năng tực bảo vệ trẻ em cho các em vè phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục và các vấn đề liên quan đến trẻ em với sự tham gia của hơn 26 nghìn trẻ em. Thông qua các diễn đàn nhằm kêu gọi sự quan tâm, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nhà trường và toàn xã hội về thực hiện quyền trẻ em, truyền tải các thông điệp khuyến nghị của trẻ em đến lãnh đạo tỉnh, sở, ngành, địa phương…từ đó giúp các em tự phát hiện các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền tham gia và trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, phòng tránh bạo lực, xâm hại, phòng tránh tai nạn thương tích, các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Địa bàn 11/11 huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền tham gia của trẻ em; Xây dựng và nhân bản các pano, khẩu hiệu, tờ rời tuyên truyền Luật trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, phòng ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em….triển khai tới cộng đồng. Xây dựng chuyên tin, chuyên mục, phóng sự, bài viết liên quan đến lĩnh vực trẻ em, biểu dương nhân rộng những điển hình tốt trong công tác bảo vệ trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Trong giai đoạn qua đã có hơn 500 tin bài tuyên truyền, 348 cuộc nói chuyện chuyên đề, tạo đàm, sinh hoạt câu lạc bộ….với sự tham gia của gần 40 nghìn lượt trẻ em; 422 các sự kiện hội thi, hội trại, 450 chiếc pano áp phích được tuyên truyền….đặc biệt truyền thông giáo dục kỹ năng biết tự bảo vệ mình tránh xa các nguy cơ bị lợi dụng, bị xâm hại, tự phòng tránh tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước trẻ em, tạo điều kiện để phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em tham gia vào các trò chơi mang tính cá cược, bạo lực, gây rối trật tự công cộng và các tệ nạn xã hội.
Nhờ đó, trong giai đoạn qua công tác bảo vệ trẻ em đạt được nhiều kết quả tích cực: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tới năm 2020 còn 24%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tới năm 2020 còn 15,5%; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 1,08 vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc phục hồi tái hòa nhập là 100% năm 2020; số trẻ em bị bạo lực là 0,088% năm 2020; giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 0,037/100.000 trẻ em năm 2020. 100% số xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em./.