Nội dung thực hiện gồm:
Nhiệm vụ xây dựng Hồ sơ cấp Nhà nước di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO: Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì, phối hợp các tỉnh, thành phố tham gia xây dựng hồ sơ tiếp tục phối hợp xây dựng kế hoạch hàng năm của tỉnh, thành phố để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường; tiếp tục các hoạt động kiểm kê hàng năm để cập nhật số liệu mới nhất cho Bộ hồ sơ trước và sau khi di sản được UNESCO ghi danh. Chủ trì, phối hợp với Viện Âm nhạc (đơn vị tư vấn và lập hồ sơ) sau khi được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định, tiếp thu, cập nhật, chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung công việc của Bộ hồ sơ di sản văn hóa Mo Mường trước khi đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Chính phủ đệ trình UNESCO.
Tuyên truyền, giới thiệu quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Mo Mường: Xây dựng các tin bài, phóng sự về các nghi lễ thực hành có giá trị trong di sản văn hóa Mo Mường để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá. Sưu tầm, sáng tác, chuyển thể sân khấu hóa di sản văn hóa Mo Mường để phổ biến, giới thiệu, quảng bá các nội dung, giá trị tiêu biểu của di sản văn hoá Mo Mường đến du khách; đưa nội dung trình diễn về di sản văn hóa Mo Mường vào các chương trình sự kiện của tỉnh Hòa Bình. Xây dựng các nội dung sản xuất phim, phát hành các tài liệu, sách quảng bá, giới thiệu đến người dân và du khách về những giá trị di sản văn hóa Mo Mường. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa
phương và các tầng lớp nhân dân về giá trị, vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của di sản văn hoá Mo Mường.
Thực hiện sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa Mo Mường: Tiếp tục thực hiện việc sưu tầm, tư liệu hóa, số hóa Di sản văn hóa Mo
Mường Hòa Bình trên địa bàn tỉnh. Biên tập, xuất bản các tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Mo Mường đểphổ biến trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát hành các phim tư liệu khoa học giới thiệu về di sản văn hóa Mo Mường phát sóng trên các kênh truyền hình, cổng thông tin điện tử.
Thực hiện công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Mo Mường: Chỉ đạo, hướng dẫn các Câu lạc bộ Mo Mường trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Yên Thủy và Kim Bôi hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm bảo theo quy định, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát huy giá trị của di sản Mo Mường, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được học tập, gìn giữ di sản tốt đẹp của cha ông để lại; tạo điều kiện cho các nghệ nhân được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và truyền dạy cho thế hệ trẻ, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát huy giá trị của di sản Mo Mường trong đời sống nhân dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Mo Mường; khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Mo Mường; có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp xâm hại giá trị văn hóa Mo Mường hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan. Huy động các nguồn lực trong xã hội thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường; lựa chọn những nội dung tiêu biểu có giá trị đạo đức, văn hóa, giáo dục trong Mo Mường để đưa vào chương trình ngoại khóa trong các cơ sở giáo dục. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ, tôn vinh người có công bảo tồn, giữ gìn, truyền dạy Mo Mường để khuyến khích, động viên các nghệ nhân Mo Mường quan tâm hơn đến công tác đào tạo, truyền dạy cho đội ngũ kế cận. Tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức các lớp dạy Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08/09/2016. Tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm giữa các nhà quản lý, nhà khoa học với nghệ nhân Mo Mường, thế hệ thanh niên, thiếu niên dân tộc Mường để làm rõ hơn các giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa Mo Mường, những tác động, ảnh hưởng tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội, từ đó tìm ra giải pháp bảo tồn, giữ gìn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa Mo Mường. Nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, chuyển thể các nội dung, giá trị đặc sắc về di sản văn hóa Mo Mường vào loại hình sân khấu hóa gắn với hoạt động du lịch cộng đồng để giới thiệu, quảng bá đến du khách về các giá trị tiêu biểu của di sản văn hoá Mo Mường và di sản văn hoá của các dân tộc Hòa Bình. Thành lập đoàn chuyên môn đi nghiên cứu, khảo sát, hướng dẫn chuyên môn về công tác hoạt động bảo tồn cho 5 câu lạc bộ Mo Mường tại 05 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Yên Thủy và một số huyện có nghệ nhân đang thực hành di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn cách tiếp cận, phổ biến và sử dụng bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình cho các hội viên trong các câu lạc bộ, tiến tới hỗ trợ việc biên soạn, phổ biến cuốn Mo Mường của câu lạc bộ. Tiến hành nghiên cứu, quy hoạch để tu bổ, tôn tạo, phục hồi không gian một số làng, xóm, nếp nhà sàn, di tích tiêu biểu gắn với môi trường thực hành di sản văn hóa Mo Mường.
Xây dựng các khu không gian bảo tồn di sản văn hóa Mo Mường gắn với phát triển du lịch: Tiếp tục chỉ đạo các huyện có di sản văn hóa Mo Mường tiến hành nghiên cứu, lập quy hoạch xây dựng không gian bảo tồn di sản văn hóa Mo Mường phù hợp với việc khai thác môi trường thực hành di sản văn hóa Mo Mường và phát triển dịch vụ du lịch. Tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp với huyện Cao Phong triển khai tiến hành Dự án xây dựng không gian bảo tồn di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong, tạo môi trường thực hành di sản văn hóa Mo Mường phục vụ phát triển dịch vụ du lịch. Tiếp tục chỉ đạo các các Sở, ngành phối hợp hỗ trợ huyện Tân Lạc tiến hành các bước khảo sát, lựa chọn, nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng không gian bảo tồn gắn với di sản văn hóa Mo Mường tại địa phương gắn với phát triển dịch vụ du lịch. Tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp, hỗ trợ huyện Lạc Sơn tham mưu, lập quy hoạch và xây dựng không gian văn hóa Mường, trong đó có không gian di sản Mo Mường.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo): Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Di sản văn hóa Mo Mường tỉnh. Tham mưu xây dựng các dự thảo báo cáo, tài liệu liên quan nội dung triển khai công việc của Ban Chỉ đạo để tham mưu tổ chức các cuộc họp theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề và các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo. Nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm và biên soạn tài liệu về giá trị của di sản văn hóa Mo Mường; chủ trì, phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội nghị chuyên đề về di sản văn hóa Mo Mường; đề xuất tổ chức đào tạo, truyền dạy các lớp nghệ nhân Mo Mường. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan đề xuất cơ chế, chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng các đối tượng có công trong công tác duy trì, bảo tồn di sản văn hóa Mo Mường. Tham mưu lựa chọn một số không gian làng, xóm, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu để lập dự án tu bổ, tôn tạo theo quy định nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo thành lập đoàn công tác đi nghiên cứu, khảo sát, hướng dẫn chuyên môn về công tác hoạt động bảo tồn cho 5 câu lạc bộ Mo Mường tại 05 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Yên Thủy và một số huyện trên địa bàn tỉnh có nghệ nhân Mo Mường đang thực hành di sản văn hóa Mo Mường; hướng dẫn cách tiếp cận, phổ biến và sử dụng bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình cho các hội viên trong các câu lạc bộ, tiến tới hỗ trợ việc biên soạn, phổ biến cuốn Mo Mường của câu lạc bộ./.