DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng

28/07/2011 00:00
Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.
Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.

 

Theo kết quả điều tra của bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi năm 2009, số trẻ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn hẳn các tỉnh khác. Đặc biệt dân tộc Mường có tới 23% nam, nữ vị thành niên/thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện tại có nhiều trẻ đang điều trị bệnh nhưng không có kết quả, tuổi thọ cao nhất cũng chỉ dưới 20 tuổi. Đây là bệnh di truyền do cả bố và mẹ cùng mang gen ẩn, khi sinh sẽ gây bệnh cho con. Phòng bệnh tốt nhất là nam, nữ mang gen ẩn bệnh không kết hôn với nhau.
 
Trên cơ sở đó, năm 2011, chi cục DS – KHHGĐ đã triển khai thực hiện mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia”. Đến hết năm 2011, tại 56 xã thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh triển khai thực hiện mô hình sẽ đạt được các chỉ số: 100% cán bộ làm kỹ thuật dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ các xã được tập huấn kỹ năng tư vấn cho khác hàng về nội dung phòng bệnh tan máu bẩm sinh và chăm sóc SKSS/KHHGĐ; 70% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được cung cấp thông tin và tư vấn các nội dung phòng bệnh; 50% nam, nữ chuẩn bị kết hôn có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ phù hợp, thân thiện và thuận tiện; 40% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được kiểm tra sức khỏe, phát hiện người mang gen ẩn bệnh, tư vấn về phòng tránh các nguy cơ sinh con bị bệnh tan máu bẩm sinh. Các hoạt động triển khai mô hình từ tháng 7 – 12/2011 sẽ được ngân sách Trung ương hỗ trợ với tổng kinh phí 488 triệu đồng từ nguồn.  
 
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ngành Y tế tỉnh khẩn trương hoàn thiện báo cáo tổng thể nêu bật thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và các đề xuất đảm bảo mô hình triển khai hiệu quả trình UBND tỉnh.
 
Tại hội nghị, tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ khẳng định bệnh tan máu bẩm sinh sẽ phòng được, tiến tới thanh toán được nếu có những giải pháp tích cực thông qua tuyên truyền, vận động, tư vấn, đảm bảo các dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật. Việc triển khai thí điểm mô hình tại cộng đồng tỉnh Hòa Bình giúp từng bước kiểm soát, phát hiện, điều trị, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền, bẩm sinh; mô hình sẽ đánh giá kết quả sau triển khai, tiến tới nhân rộng ra các tỉnh, thành khác trong cả nước.