Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm chính trị cấp huyện đủ biên chế theo quy định. Bố trí đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động của trường, trung tâm. Quan tâm thu hút cán bộ giỏi, có kinh nghiệm và khả năng giảng dạy về công tác tại Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm chính trị cấp huyện. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại những cán bộ chưa đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức cấp huyện, coi đây là lực lượng chủ yếu tham gia giảng dạy, bồi dưỡng tại các trung tâm chính trị. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, địa phương, đơn vị với Trường Chính trị tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác trong tỉnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính trị hằng năm, đảm bảo việc tổ chức dạy và học lý luận chính trị được thuận lợi, đúng yêu cầu, mục đích đề ra. Từng bước thực hiện cơ chế đánh giá chất lượng, hiệu quả của người học sau các lớp đào tạo lý luận chính trị. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo án, phương pháp giảng dạy, học tập; thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức mới, tình hình, chủ trương, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo chương trình sơ cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, đối tượng kết nạp đảng; bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; thông tin thời sự, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị cấp huyện, có thể tổ chức các lớp theo cụm xã, liên xã để tiết kiệm chi phí, thời gian cho học viên, đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất ở các địa phương, đơn vị. Đề cao và phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các cơ quan chuyên trách, theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện tốt hoạt động của công tác giáo dục lý luận chính trị. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giao ban, sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác giáo dục lý luận chính trị hằng năm. Hằng năm, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và hướng dẫn công tác giáo dục lý luận chính trị của Ban Tuyên giáo Trung ương, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, trung tâm chính trị các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cụ thể, lập dự toán ngân sách, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định cấp đủ kinh phí đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ. Khảo sát, đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học cho các trung tâm đảm bảo sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính phục vụ, từng bước hướng tới xây dựng Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị cấp huyện đạt chuẩn. Đối với Trường Chính trị tỉnh Thực hiện theo Đề án số 11 - ĐA/TU, ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình đạt các tiêu chí Trường Chính trị chuẩn giai đoạn 1 vào năm 2026. Đối với Trung tâm Chính trị cấp huyện: Tổng diện tích đạt từ 8.000 m2 trở lên. Phòng làm việc, trang thiết bị cần thiết như bàn làm việc, ghế ngồi, tủ đựng tài liệu,... Mỗi cán bộ, giảng viên được trang bị 01 máy tính có kết nối Internet. Phòng học, hội trường, phòng họp: Có từ 02 phòng học riêng biệt trở lên, sức chứa từ 50 - 80 chỗ ngồi; có hội trường lớn, sức chứa từ 100 người trở lên; có phòng họp có sức chứa 30-40 chỗ ngồi. Thư viện: Phòng thư viện có diện tích từ 30-40 m2, có đầy đủ có đầy đủ các phương tiện phục vụ cho nghiên cứu, tra cứu; có đầy đủ các đầu sách khoc học tự nhiên, khoa học xã hội; các loại sách kinh điển; sách nghị quyết, sách chính trị,…;được trang bị ít nhất 01 máy tính để bàn có kết nối Internet và hệ thống wifi truy cập Internet. - Phòng nội trú cho giảng viên, học viên, bếp ăn cho học viên, giáo viên,…. Khuôn viên và công trình phụ trợ: Có nhà để xe; hệ thống cấp thoát nước; thu gom rác thải, phòng vệ sinh; phòng chống cháy nổ theo quy định về xây dựng. Có không gian cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng trong khuôn viên.
Về thời gian; lộ trình, các mục tiêu cụ thể được thực hiện theo Đề án số 06 - ĐA/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới”. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Đối với Trung tâm chính trị cấp huyện: Các cơ quan đơn vị. địa phương quan tâm đầu tư cho trung tâm chính trị huyện, thành phố theo từng giai đoạn về tổng diện tích, hội trường đa năng, phòng học trực tuyến, phòng làm việc, ký túc xá, thư viện, nhà ăn, khuôn viên cây xanh, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập. Mục tiêu đến năm 2025, 100% trung tâm chính trị cấp huyện có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Đối với Trường Chính trị tỉnh: Giai đoạn 2021 -2026, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đạt Trường Chính trị chuẩn mức 1; giai đoạn 2026 -2036 xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đạt Trường Chính trị chuẩn mức 2.