DetailController

Tin từ các đơn vị

Triển khai hiệu quả các giải pháp trong công tác đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn

02/11/2023 15:25
Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cùng đưa ra định hướng trong công tác phối hợp với ngành điện nhằm thúc đẩy công tác đầu tư xây dựng các công trình điện trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên cải tạo, nâng cấp đường dây để đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn.
Ngành điện thường xuyên cải tạo, nâng cấp đường dây để đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn

Dự án lưới điện truyền tải gồm Dự án 220kV đã hoàn thành 01 dự án (Dự án Trạm biến áp 220kV Yên Thủy và đấu nối, hoàn thành giai đoạn 1 phần TBA 220kV và đường dây 220kV đấu nối với quy mô xây dựng 01 MBA 220/110/22kV-125MVA và 0,9 km đường dây 2mạch) với tổng mức đầu tư 217tỷ đồng. Dự án lưới điện 110kV giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang đầu tư 10 dự án lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư 882,63 tỷ đồng trong đó các dự án 110kV đã hoàn thành 03 dự án với tổng mức đầu tư 94,2 tỷ đồng; các dự án đang triển khai 07 dự án với tổng mức đầu tư 788,62 tỷ đồng.

Dự án lưới điện trung hạ áp giai đoạn 2021 - 2024 đã và đang triển khai thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp với 53 công trình với tổng mức đầu tư 586,06 tỷ đồng. Năm 2021 đầu tư xây dựng mới và cải tạo 13 công trình với tổng mức đầu tư 120,38 tỷ đồng/Đầu tư cải tạo 84,97 km đường dây trung áp; 40 trạm biến áp có tổng dung lượng 11,07MVA và  21,93 km đường dây hạ áp. Năm 2022 đầu tư xây dựng mới và cải tạo 16 công trình với tổng mức đầu tư 204,26tỷ đồng/Đầu tư cải tạo 140,86 km đường dây trung áp; 154 trạm biến áp có tổng dung lượng 23,01MVA và 79,57 km đường dây hạ áp. Năm 2023 đầu tư xây dựng mới và cải tạo 14 công trình với tổng mức đầu tư 158,52tỷ đồng/Đầu tư cải tạ o49,10 km đường dây trung áp; 182 trạm biến áp có tổng dung lượng 49,7MVA và  75,20 km đường dây hạ áp. Năm 2024, đầu tư xây dựng mới và cải tạo 10 công trình với TMĐT 102,9 tỷ đồng. Đầu tư cải tạo 26,78 km đường dây trung áp; 53 trạm biến áp có tổng dung lượng 10,91MVA và 101,8 km đường dây hạ áp, kế hoạch hoàn thành đóng điện trước 31/3/2024.

Để triển khai hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình điện trên địa bàn tỉnh theo đúng tiến độ được phê duyệt, góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Công ty Điện lực Hòa Bình đề nghị UBND tỉnh xem xét và có ý kiến chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và sở, ban ngành liên quan sớm có phương án giải quyết các nội dung tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng các công trình điện đã và đang triển khai thi công xây dựng trên địa bàn. UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố Hòa Bình, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện đẩy nhanh thủ tục phê duyệt giá đất, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng để có cơ sở chi trả chi phí bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng, tránh để xảy ra khiếu kiện. Đồng thời tiếp tục quan tâm, ủng hộ Ngành điện để tiến hành bàn giao mặt bằng thi công sớm nhất sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư đối với các công trình điện, phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xử lý các phát sinh tại hiện trường. Tuyên truyền vận động các hộ dân bị ảnh hưởng bởi công trình điện ứng trước mặt bằng thi công. Ngành điện cam kết sẽ thực hiện đầy đủ việc chi trả hỗ trợ bồi thường ngay sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường của cơ quan có thẩm quyền. UBND tỉnh sớm ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các huyện giai đoạn 2021-2030 và giải quyết chồng chéo giữa quy hoạch ngành điện và quy hoạch mới của địa phương, các khu công nghiệp, khu đầu tư trên địa bàn.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương phối hợp với Ngành điện trong công tác giải phóng hành lang lưới điện cao áp để đảm bảo vận hành an toàn, giảm sự cố lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho các khách hành, phụ tải trên địa bàn. UBND tỉnh xem xét rút ngắn thủ tục hồ sơ phần đền bù giải phóng mặt bằng cho phù hợp với tính đặc thù của công trình điện, đặc biệt đối với các dự án trung hạ áp có diện thu hồi đất ít (mỗi vị trí cột trung áp 7 - 12 m2) chủ yếu nằm vào đất vườn, ruộng và đất đồi rừng có giá  trí đất thấp. Ban hành chủ trương không phải thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng với đối với phần đường dây hạ thế 0,4kV, do với cấp điện áp này đều sử dụng dây bọc và tuyến đường dây bám theo các phụ tải sinh hoạt tại khu vực (đã có đủ biên bản thỏa thuận với địa phương và các hộ dân bị ảnh hưởng)./.