DetailController

Tin từ các đơn vị

Triển khai hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát trên địa bàn tỉnh

09/12/2022 00:00
Thời gian qua, do ảnh hưởng của giá xăng dầu và nguyên vật liệu đầu vào tăng, nên ảnh hưởng đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trước áp lực của lạm phát đang có xu hướng tăng, tỉnh đã triển khai kịp thời, quyết liệt các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ nên tốc độ tăng giá tiêu dùng được kiềm chế. Các nhóm hàng tuy có tăng so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt. CPI bình quân cả năm ước tăng 3,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Đến nay, tỉnh thực hiện giải ngân được trên 5,2 tỷ đồng đối với 11 doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Nguyên nhân khiến lạm phát thấp là do người dân chủ động trong công tác phòng, chống dịch; tỉnh chủ động được nguồn lương thực, thực phẩm; cơ quan chức năng tăng cường quản lý giá bán, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá. Các tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tiền tệ, tín dụng và lãi suất. Đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các Chương trình ưu tiên.

Ước đến 31/12/2022, tổng nguồn vốn các tổ chức tín dụng đạt 38.920 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2021. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 30.180 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ toàn địa bàn đạt 32.970 tỷ đồng, tăng 12,5% so với 31/12/2021. Trong đó, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 53%/tổng chiếm tỷ trọng 52%/tổng dư nợ; Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 20%/tổng dự nợ. Nợ xấu toàn địa bàn ở mức dưới 2% tổng dư nợ.

Cùng với đó, tỉnh triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó có Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành quy định. Đồng thời tập trung rà soát, xác định nhu cầu và triển khai cho vay kịp thời, hiệu quả các Chương trình tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng có dịch Covid-19.

Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện miễn, giảm 54 tỷ đồng tiền lãi của dư nợ gốc 9.922 tỷ đồng đối với 82.411 khách hàng; cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ, thời hạn trả nợ cho 2.219 khách hàng với số tiền là 2.556 tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi 5.714 tỷ đồng đối với 1.480 khách hàng. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện gia hạn nợ cho 72 khách hàng với số tiền 2,1 tỷ đồng. Tỉnh thực hiện giải ngân được trên 5,2 tỷ đồng đối với 11 doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Kinh tế - xã hội tỉnh đang phục hồi rõ nét, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ choạt động sôi nổi trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, cũng là thách thức bởi giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát. Để kiềm chế làm phát và duy trì mức tăng trưởng cao, tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ; đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng; rà soát, bãi bỏ các quy định không hợp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tránh tác động tâm lý kỳ vọng./.