
Thông qua các giải pháp triển khai Cuộc vận động trong tình hình mới, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bảo đảm ổn định phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Tạo sự thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở về triển khai các nội dung Cuộc vận động theo Thông báo 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động. Giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, của doanh nghiệp trong tỉnh; chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hàng hóa Việt Nam; xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 gồm có:
Công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động: Tiếp tục tuyên truyền quán triệt, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động trong tình hình mới; rà soát, bổ sung kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 28/CT- TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động trong tình hình mới.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động: Đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ; có cơ chế chính sách phù hợp với luật pháp để kích thích sản xuất, tiêu dùng trong tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Tăng cường tuyên truyền, vận động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong tỉnh biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam; để các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động và thực hiện mua sắm hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụthương hiệu Việt đảm bảo chất lượng.
Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền thông qua các hội nghị, tập huấn, họp dân, tăng cường tuyên truyền hình thức sân khẩu hoá, hội thi...; lồng ghép nội dung Cuộc vận động với các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt OCOP).
Tổng hợp, giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình thời gian qua, chuẩn bị cho tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động.
Phối hợp xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Cuộc vận động để tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, báo Hòa Bình, Đài phát thanh và truyền hình, tạp chí của các cơ quan, đơn vị, kết hợp và mở rộng phạm vi thông tin, tuyên truyền trên các nền tảng số; nâng cao chất lượng các chương trình, đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền.
Trong công tác vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động: Mặt trận và các Ban, Sở, Ngành, đoàn thể của tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai đến các thành viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân thông qua các hình thức tọa đàm, hội thảo, hội thi, sinh hoạt chuyên đề... để thu hút sự tham gia đông đảo, hưởng ứng tích cực trong nhân dân sử dụng hàng Việt. Phát hiện và nêu gương các điển hình tiên tiến trong việc sử dụng và vận động mọi người sử dụng hàng Việt; đấu tranh phê phán với các biểu hiện tâm lý sính hàng ngoại. Gắn Cuộc vận động, tiêu dùng hàng Việt với nâng cao hiểu biết của Nhân dân về quyền lợi người tiêu dùng, tham gia đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các nhà sản xuất hưởng ứng Cuộc vận động thông qua việc nghiên cứu thị trường, đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất hàng hóa thương hiệu Việt Nam có giá trị, chất lượng cao, giá thành hợp lý cùng với chất lượng dịch vụ, bán hàng tốt để mở rộng thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.
Phối hợp rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh: Phối hợp tuyên truyền việc thực hiện các chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ số tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao; phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; ban hành chính sách cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chuyển đổi số và khai thác có hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.
Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Phối hợp tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng, tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng: Các Ban, Sở, Ngành, địa phương, đơn vị có hình thức phù hợp tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp, tổ chức trong tỉnh có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tin dùng hoặc có nhiều thành tích trong thực hiện Cuộc vận động. Hưởng ứng tham gia các hình thức bình chọn sản phẩm chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích, doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và phân phối.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Tăng cường vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiệnchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
Thường xuyên thông tin về các thương hiệu quốc gia, các nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường gắn với chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”, “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; tổ chức giới thiệu các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ mới của các doanh nghiệp, các sản phẩm của địa phương.
Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ưu tiên sử dụng tối đa nguyên liệu Việt trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất nguyên, phụ liệu phát triển; Đăng ký dán nhãn, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, dấu hiệu nhận diện thương hiệu riêng để người tiêu dùng dễ nhận biết. /.