DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Triển khai công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N6 và các chủng vi rút cúm khác trên địa bàn tỉnh năm 2014

03/10/2014 00:00
Thực hiện Công điện số 200/CĐ-TTg, ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng viruts cúm gia cầm lây sang người; Công điện khẩn số 7115/CĐ-BNN-TY ngày 04/9/2014 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác; Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2014.

 Để tăng cường các biện pháp và chủ động ngăn ngừa phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N6 và các chủng virut cúm gia cầm khác xâm nhập, lây lan hạn chế thấp nhất virut cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, giảm thiểu thiệt hại kinh tế của ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 15/9/2014 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh cúm gia cầm H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bàn tỉnh năm 2014.

Nội dung kế hoạch: Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm Pháp luật, các biện pháp phòng chống bệnh cúm trên gia cầm có khả năng lây sang người thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng; Nâng cao kiến thức cho cán bộ thú y về bệnh cúm, về công tác phát hiện báo cáo dịch bệnh, công tác giám sát, tiêm phòngvắc xin, kiểm dịch và chống dịch khi có dịch, ổ dịch xảy ra; Trang bị đầy đủ các thiết bị thực hiện chuẩn đoán và giám sát phát hiện virut lưu hành, giám sát sau tiêm phòng vắc xin; Triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh cúm gồm: thực hiện chăn nuôi có kiểm soát, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin các loại, điều tra ổ dịch, truy xuất nguồn gốc...; Thực hiện chiến dịch khử trùng môi trường chăn nuôi sau các đợt tiêm phòng vắc xin.

Hình thức tổ chức: Ban Chỉ đạo phòng chống chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên người và trên đàn gia cầm trong tỉnh; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, quy định, các văn bản liên quan để triển khai công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác một cách đồng bộ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cấp, các ngành liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện.

Sở Y tế chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh cúm A/H5N6 và các chủng virut cúm gia cầm khác trên người; Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua hoạt động của các đơn vị văn hóa thông tin lưu động nhằm nâng cao trách nhiệm phòng, chống bệnh cúm gia cầm của các cấp, ngành; nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh cúm A/H5N6 và các chủng vi rút khác, cách phát hiện, báo cáo dịch bệnh để người dân chủ động phòng, chống.

Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố để tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh xúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bàn tỉnh.

UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức, đoàn thế cấp tỉnh chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia tích cực hưởng ứng Kế hoạch.

UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, phổ biến cụ thể hóa Kế hoạch này trên địa bàn. Bố trí kinh phí, nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện Kế hoạch; Chỉ đạo việc tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm; theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh cúm trên đàn gia cầm; thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đến cơ sở; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

UBND các xã, phường, thị trấn tập tập trung chỉ đạo quyết liệt các hoạt động tuyên truyền cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác cho người và đàn gia cầm; tổ chức, thực hiện tiêm phòng vắc xin cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác cho 100% gia càm nuôi trên địa bàn, thông báo lịch, địa điểm tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm tại địa phương để người chăn nuôi biết và thực hiện./.