DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Triển khai các chương trình, dự án xử lý chất thải nhựa nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng

17/11/2021 00:00
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của moi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, nội dung này đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường. Một trong các vấn đề cần được quan tâm giải quyết hàng đầu về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình là việc thu gom và xử lý chất thải nhựa (bao gồm các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và các loại vật liệu nhựa khác được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp). Đây là vấn đề rất bức xúc của các địa phương trong tỉnh.
Ra mắt mô hình “Nói không với rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi ni lông”

Theo thống kê, hàng năm cókhoảng 1.468 tấn chất thải nhựa được thu gom (chiếm 81,90% tổng chất thảinhựa phát sinh). Tuy nhiên chỉ có 68,7 tấn được thu gom vào nơi lưu chứa riêng(chiếm 3,83%); có khoảng 664 tấn thu gom lẫn cùng rác thải sinh hoạt (chiếmkhoảng 37,03%); số còn lại khoảng 775 tấn được thu gom để tái sử dụng haybán để tái chế (chiếm 42,16%), số này chủ yếu là những vật liệu có thể sử dụngnhiều năm, nhiều vụ. Như vậy,hàng năm vẫn còn khoảng 326 tấn chất thải nhựa vứt ở trên đồng ruộng (chiếm19,1%).

Đáng chú ý, gần như toàn bộ lượng chất thải nhựa dù được thu gom trong
bể riêng hay thu gom cùng rác thải sinh hoạt đều được xử lý không đúng cách,
chúng chủ yếu được người dân đốt bỏ, chôn lấp hay được vận chuyển, xử lý
luôn cùng chất thải sinh hoạt. Ngoài số lượng chất thảinhựa được thu gom để tái sử dụng hay bán cho nơi tái chế (775 tấn, chiếm42,16%), còn lại toàn bộ chất thải nhựa còn lại (khoảng 1.018 tấn, chiếm57,84%) đều tồn lưu trong môi trường ở dạng này hay dạng khác (khối nhựađông đặc, mảnh nhựa, hạt vi nhựa, khí độc).

Những bất cập trong việc xử lý, thu hom rác thải nhựa cũng như nguy cơ lâu dài ô nhiễm đất và môi trường do các loại rác thải này mang lại đã trở thành vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng lớn đến mạch nước ngầm và sức khỏe trực tiếp của con người. Trước thực trạng đó, trong Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án "Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình", tỉnh Hòa Bình ưu tiên triển khai 04 Chương trình, Dự án triển khai hàng năm tại các huyện, thành phố gồm có: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng về tác hại, ảnh hưởng của bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt; phổ biến cách thức giảm thiểu rác thải nhựa; tăng cường tái chế, tái sử dụng nhiều lần... Thiết lập, củng cố, nâng cao hiệu quả của chuỗi hoạt động thu gom, phân loại, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt. Xây dựng các mô hình thu gom, phân loại, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt tại các vùng sản xuất trồng trọt tập trung (trên nhóm cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, cây trồng có tiềm năng xuất khẩu) tại các huyện, xã đạt chuẩn/đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới; các huyện, xã phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinhthái. Cải tạo, nâng cấp cơ sở dịch vụ xử lýchất thải nguy hại với công suất, công nghệ phù hợp với yêu cầu xử lý nguồn thải cho toàntỉnh tại huyện Lạc Thủy.

Việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, Chương trình, Dự án về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt là tiêu chí thúc đẩy việc thực hành nông nghiệp tốt (GAP), an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất, nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, từ đó giảm thiểu việc sử dụng dư thừa hóa chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tổng thu nhập cho người sản xuất ít nhất 15% so với sản xuất trồng trọt thôngthường.

Về mặt xã hội, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về tác hại của bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt đối với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong ngành nông nghiệp; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, của người dân, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần xây dựng và thực hiện tiêu  chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn2021-2025.

Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại, thu gom các chất thải tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Giảm được khối lượng chất thải phải chôn lấp, đốt bỏ không đúng cách, thải ra môi trường. Nhờ đó, hạn chế được các tác động tiêu cực đến môi trường. Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực bãi chônlấp. Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng đồng bộ, cùng với việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, sẽ giảm thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, quản lý tốt được chất thải nhựa từ sản xuất nông nghiệp, sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững./.