Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó chú trọng công tác quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường đô thị cho nhân dân biết, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành; yêu cầu các tổ chức, cá nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy định để tổ chức các hoạt động không vào mục đích giao thông. Tăng cường công tác vận động tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ công trình, mái che, biển quảng cáo chiếm dụng vỉa hè, lòng đường hoặc che khuất tầm nhìn trên các tuyến đường phố.
Căn cứ quy định pháp luật, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương để xảy ra hành vi vi phạm quy định pháp luật về sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè không đảm bảo an toàn giao thông, dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động Nhân dân không vi phạm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đua mái che, mái vảy, xả rác thải, tập kết rác không đúng thời gian và phế liệu, chất thải xây dựng không đúng nơi quy định gây mất mỹ quan đô thị, tuyệt đối không tự ý sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy định để tổ chức các hoạt động không vào mục đích giao thông. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đô thị trên địa bàn được giao quản lý; có phương án xây dựng những khu sinh hoạt cộng đồng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân địa phương (đám tang, đám cưới, đám hỏi, liên hoan...). Trong trường hợp, một số đoạn tuyến phố đô thị được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng vỉa hè, lòng đường để tổ chức các hoạt động cộng đồng, kinh doanh mua bán, đậu, đỗ xe ô tô... phải có phương án tổ chức đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời phải sử dụng đúng phạm vi cho phép theo quy định.
Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai kiểm tra, xử lý quyết liệt, đảm bảo đường thông, hè thoáng, mỹ quan đô thị trên các tuyến phố thuộc địa phận quản lý của chính quyền các cấp trên địa bàn; phối hợp thường xuyên, liên tục nhằm kiên quyết ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đô thị sau khi đã được xử lý, giải tỏa. Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, xử lý ngay đối với các trường hợp phát sinh lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn.
Giao trách nhiệm quản lý, chống tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đô thị cho các Xã, Phường, Thị trấn sau khi xử lý, giải tỏa. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chính trong việc để người dân lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đô thị phát sinh sau mỗi đợt giải tỏa.
Sở Giao thông vận tải phối hợp đơn vị chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè trái quy định. Tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, nhắc nhở, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm. Qua đó, tạo ý thức cho các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định về công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hành lang ATGT đường bộ.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc quản lý, cấp phép, lắp đặt biển quảng cáo, pa nô, áp phích... và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc lắp đặt biển quảng cáo, pa nô, áp phích… không đúng quy định, vị trí hoặc che khuất tầm nhìn gây ảnh hưởng an toàn giao thông trên các tuyến đường do Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng bài viết, phóng sự về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó chú trọng nội dung về công tác quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường đô thị cho nhân dân biết, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành và thực hiện./.