DetailController

Giáo dục

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình

20/08/2011 00:00
Cử tri huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình: Đề nghị UBND tỉnh xem xét chế độ chính sách chuyển đổi, đào tạo nghề cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công nhân viên chức của các nông, lâm trường và người dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng KCN, sử dụng đất vào các mục đích khác. Xem xét một số dự án được cấp đất nhng không sử dụng.

Trong nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH và các cơ sở dạy nghề trong tỉnh ưu tiên tuyển sinh học nghề cho các đối tượng chính sách, người có công, người bị thu hồi đất canh tác… Thực tế đã có nhiều lao động thuộc các đối    tượng ưu tiên nói trên đã được học nghề miễn phí và được tư vấn tìm việc làm sau khi học nghề theo chế độ, chính sách của Nhà nước.

 

Hiện nay, tỉnh ta đang tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, lao động nông thôn nói chung, người lao động bị thu hồi đất canh tác nói riêng sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức độ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học thực tế); ngoài ra, người tham gia học nghề nếu thuộc các đối tượng đợc hởng chính sách người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác,  người tàn tật còn được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá cước phí giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Để  được hưởng chế độ, chính sách nêu trên, những người lao động nếu có nguyện vọng học nghề để chuyển nghề đến UBND xã nơi cư trú hoặc phòng LĐ-TB&XH cấp huyện đăng ký.

 

Đối với các đối tượng là những người trực tiếp sản xuất ở các nông - lâm trờng, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có nguyện vọng học nghề để chuyển đổi nghề cũng được xét hưởng theo chế độ, chính sách về đào tạo nghề như chính sách đối với lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ - TTg. Trong trường hợp này, lãnh đạo các nông - lâm trường lập danh sách người lao động của đơn vị có nhu cầu học nghề, báo cáo với UBND cấp huyện (qua phòng LĐ-TB&XH) tổng hợp, trình  Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí theo chính sách của Chính phủ và của tỉnh.