Tính từ đầu năm đến năm, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân là 65.488,9 ha/62.000 ha, tăng 5,63 % so với kế hoạch, trong đó: Cây lương thực có hạt 35.835 ha/35.427 ha tăng 1,15% so với kế hoạch; Cây lúa diện tích gieo cấy 16.479 ha/15.927 ha tăng 3,46% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 13.350 ha, bằng 81,01 % tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 80.367 tấn, hiện nay các địa đang tranh thủ điều kiện thời tiết tập trung thu hoạch lúa với phương châm thu hoạch đến đâu làm đất đến đấy; Cây ngô 19.356 ha/19.500 ha bằng 99,26% so với kế hoạch. Cây mía đã trồng 5.654,9 ha/6.610 ha bằng 85,55% so với kế hoạch. Cây rau, đậu thực phẩm đã trồng 9.326/9.841 ha, bằng 94,77% so với kế hoạch. Nhiều diện tích trồng cây có múi đã được cải tạo đất, các địa phương đang tập trung trồng tái canh chu kỳ mới. Đến cuối năm 2023, diện cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 9.687 ha trong đó diện tích kinh doanh đạt 7.429 ha; Các loại cây ăn quả đang trong giai đoạn phát triển quả, tiếp tục bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.
Đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh đã gieo trồng được 38.190/44.508 ha bằng 85,8 % so với kế hoạch, diện tích một số cây trồng chính: Diện tích lúa đã cấy 21.338/21.750 ha đạt 98,1 % so với kế hoạch. Diện tích ngô đã trồng 8.000/11.053 ha bằng 72,4 % so với kế hoạch. Diện tích lạc đã trồng 1.045/1.469 ha bằng 71 % so với kế hoạch. Diện tích khoai lang đã trồng 927/1.281 ha bằng 72,4 % so với kế hoạch. Diện tích rau, đậu các loại 3.665/4.714 ha bằng 77,7 % so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, ngành cũng đã thực hiện tốt kế hoạch cơ cấu lại ngành trồng trọt, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa, vận động, hướng dẫn người dẫn sản xuất tập trung theo vùng, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất tập trung hàng hóa. Đến thời điểm báo cáo trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh có hiệu quả như: Vùng trồng bưởi diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn; vùng trồng bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc; vùng trồng thanh long, nhãn tại huyện Kim Bôi; vùng trồng na tại huyện Lạc Thủy; vùng trồng chuối tại huyện Lương Sơn; vùng trồng cam, chuối tại huyện Cao Phong; vùng trồng mía tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong; vùng trồng ớt tại huyện Yên Thủy, Thành phố Hòa Bình....
Việc chuyển giao tiên bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được chú trọng. Trong thời gian qua, đã có nhiều giống cây trồng mới được đưa vào khảo nghiệm như: Giống lúa (TBR97, LTH31, TBR89, J01, Đài Thơm 8, Tiền hải 1, SUMO, Nếp A sào, Thụy hương 308, Thái Xuyên 111...), giống ngô lai mới, ngô biến đổi gen (ADI 600, Golden COB, NK7328 Bt/GT, NK4300 Bt/GT, DK9955S, DK6919S...), các biện pháp canh tác SRI, “3 giảm, 3 tăng”,... đã được áp dụng rộng khắp và mang lại hiệu quả thiết thực. Một số giống biến đổi gen áp dụng trong sản xuất tại các vùng có áp lực cao về sâu bệnh như giống lúa có khả năng kháng bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá: giống lúa BC15 kháng đạo ôn, TBR225 kháng bạc lá...
Việc ứng dụng các giải pháp sản xuất an toàn áp dụng các giải pháp tưới nước, bón phân tự động như sản xuất rau trong nhà màng, nhà lưới được áp dụng tại một số huyện như: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Đà Bắc, Thành phố... với diện tích áp dụng khoảng 1500-2000 ha…
Việc hợp tác, thu hút đầu tư vào sản xuất trồng trọt đã được các cơ sở và người dân quan tâm triển khai thực hiện, một số liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được hình thành như liên kết sản xuất ớt giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và thương mại Tiến Ngân; Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu nông sản T9 với nông dân các huyện: Yên Thủy, Mai Châu, thành phố Hòa Bình; Mô hình liên kết trong sản xuất cây gai xanh AP của Công ty cổ phần tập đoàn An Phước để làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp dệt may tại các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu; Liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu mía ăn tươi giữa Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tiến Ngân với các hộ dân tại huyện Tân Lạc, Cao Phong; Liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu bưởi đỏ ở Tân Lạc, bưởi diễn ở Yên Thủy giữa Công ty cổ phần nông nghiệp hữu cơ Fusa; Công ty cổ phần RYB với các hộ dân; Liên kết trồng và tiêu thụ chè Shan tuyết giữa các hộ dân huyện Mai Châu với Công Ty Cổ phần ECO Hòa Bình....
Một số cơ sở sơ chế, chế biến nông sản đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả như: Cơ sở sơ chế sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn; Cơ sở bảo quản sản phẩm cam của Doanh nghiệp xây dựng Quang Hà – Cao Phong; Nhà sơ chế, đóng gói Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tiến Ngân; Công Ty Cổ phần ECO Hòa Bình; nhà máy chế biến rau quả của Công ty TNHH Pacific tham gia liên kết sản xuất với các địa phương...
Từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ, hoàn thiện và cấp 80 mã số vùng trồng, trong đó 44 mã số xuất khẩu và 36 mã số nội địa. Phối hợp với các huyện, các doanh nghiệp, Hợp tác xã xuất khẩu 15 tấn bưởi diễn; 17 tấn mía cấp đông sang thị trường Hoa Kỳ; 12 tấn ớt muối chua và 24 tấn mía cấp đông sang thị trường Hàn Quốc, 1,8 tấn mía cấp đông sang Nhật; 340 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc.
Các loại sâu, bệnh gây hại ở mức độ nhẹ và rải rác. Duy trì ổn định hệ thống bẫy đèn, góp phần hỗ trợ cho công tác dự tính dự báo tình hình dịch hại cây trồng, do đó sâu bệnh gây hại trên nhóm cây trồng chính, nhóm cây lương thực và nhóm cây trồng khác ở mức độ nhẹ - trung bình. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương thực hiện cấp và duy trì mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói theo quy định. Việc áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu đạt tỷ lệ cao trên 90% trong đó đối với lúa trên 95%; cây màu đạt trên 80%.Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tiếp tục tăng đạt trên 60%.
Các chuỗi liên kết trong sản xuất trồng trọt ngày càng đang dạng và mở rộng quy mô; vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ xuất khẩu tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn quy mô từ 50 - 100 ha; liên kết xây dựng vùng nguyên liệu trồng ớt, chanh leo tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu quy mô 20-50 ha; chuỗi liên kết sản xuất - xuất khẩu bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn với quy mô 10 - 50 ha/chuỗi. Phối hợp với các huyện, các doanh nghiệp, Hợp tác xã xuất khẩu 15 tấn bưởi diễn; 17 tấn mía cấp đông sang thị trường Hoa Kỳ; 12 tấn ớt muối chua và 24 tấn mía cấp đông sang thị trường Hàn Quốc, 1,8 tấn mía cấp đông sang Nhật; 340 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc./.