DetailController

Khoa học - Môi trường

Tỉnh Hòa Bình triển khai pháp luật, chính sách về phòng thủ dân sự

20/06/2022 00:00
Trong những năm qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đã quán triệt, tham mưu triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội về công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng trách hiểm hóa ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn.
Hằng năm, lực lượng phòng thủ dân sự địa phương đều được tham gia huấn luyện, diễn tập các nội dung, tình huống đảm bảo đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ

Để tổ chức và triển khai tốt nhiệm vụ, Ban Chỉ huy (PCTT&TKCN) các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đầy đủ, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm duy trì hoạt động có nề nếp, bám sát Quy chế hoạt động. Hằng năm, tổ chức khảo sát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án, tổ chức hiệp đồng phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn với các cơ quan, đơn vị của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn bảo đúng quy định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, từng địa phương nhằm thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, duy trì nghiêm công tác trực, sẵn sàng cơ động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn.

Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho các cấp, các ngành, nhân dân và LLVT tỉnh về hoạt động phòng thủ dân sự. Hằng năm tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng tuần Lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai với nhiều hình thức như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, trang thông tin điện tử, Website, băng rôn, khẩu hiệu....Chủ động làm tốt công tác vận động Nhân dân tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai chủ động dự trữ vật tư, nước uống, lương thực, thuốc thông thường trước mùa mưa bão. Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống thiên tai; kiểm tra công trình thủy lợi trên địa bàn trước và sau mùa mưa lũ; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy trên sông suối; rà soát, lập phương án di dời các hộ dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt; kiểm tra và tổ chức cảm biến báo và tổ chức bố trí vật tư, phương tiện tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Đến thời điểm hiện tại, các địa phương trong tỉnh và các sở, ngành liên quan đã hoàn thành công tác kiện tòan Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị, địa phương mình, đồng thời xây dựng Kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai của đơn vị, địa phương. Cơ quan thường trực các cấp duy trì nghiêm túc từ cấp tỉnh đến cơ sở, đảm bảo liên lạc thông suốt, nắm chắc tình hình, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Hằng năm Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đều tiến hành kiểm tra, khảo sát, xác định các khu vực trọng điểm để có phương án phòng, chống như: hệ thống kho tàng, doanh trại, trụ sở làm việc, các hồ, đập, kè trọng yếu; các khu vực hay xảy ra lốc xoáy, lũ lụt, sạt lở đất…Thường  xuyên chú trọng công tác tập huấn, huấn luyện, diễn tập về TKCN và phòng thủ dân sự; thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, hội thao, diễn tập các nội dung, tình huống. Tập trung giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, từ đó xác định " trong huấn luyện, diễn tập.

Khi có thiên tại xảy ra trên địa bàn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn công tác xuống các vùng bị ảnh hưởng để nắm tình hình và chỉ đạo trực tiếp. Phân công thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện bám sát địa bàn các xã xung yếu để kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã chỉ đạo công tác phòng, ứng phó và khắc phục những thiệt hại sau thiên tai. Huy động mọi nguồn lực, đảm bảo theo phương châm “4 tại chỗ” để phòng, chống và khắc phục, đảm bảo ổn định đời sống của Nhân dân khu vực thiệt hại do sự cố, thiên tai một cách nhanh nhất. Chỉ đạo lực lượng làm nhiệm vụ kiêm nhiệm PCTT-TKCN của Quân sự, Công an các cấp; các đội xung kích PCTT tại các địa phương bị ảnh hưởng hỗ trợ di dân, khắc phục, dọn dẹp vệ sinh môi trường...; lực lượng của các sở, ngành thực hiện các biện pháp khử trùng, tiêu độc đảm bảo không phát sinh dịch bệnh sau thiên tai. Các ngành điện lực, giao thông ... khẩn trương khắc phục sự cố đảm bảo giao thống thông suốt, cấp điện, nước sớm nhất có thể, đảm bảo ổn định cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

Khi xảy ra các tai nạn, sự cố, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ đạo các lực lượng khẩn trương xác minh thông tin, đánh giá tình hình từ đó có phương án xử trí, huy động lực lượng, phương tiện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 151/151 xã, phường, thị trấn thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai. Việc xây dựng và củng cố đội xung kích phòng, chống thiên tai được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Trung ương.

Việc xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự ở địa phương từng bước được củng cố. Trong đó lực lượng nòng cốt là bộ đội địa phương, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn; dân quân tự vệ; lực lượng Công an Nhân dân; lực lượng chuyên ngành các sở với khoảng 20-30% quân số biên chế. Lực lượng rộng rãi gồm dân quân tự vệ, thanh niên xung kích, lực lượng dự bị động viên và Nhân dân trên địa bàn…Các lực lượng này hằng năm đều được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị kiến thức toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước; đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Bên cạnh đó, hằng năm UBND các cấp đều bố trí và đảm bảo kinh phí để Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tổ chức tập huấn, diễn tập. Các địa phương từng bước trang bị các phương tiện, thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai cho Ban Chỉ huy và các đơn vị…/.