DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Tỉnh Hòa Bình tập trung xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên toàn quốc

06/10/2021 00:00
Thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên toàn quốc”, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã rà soát, điều chỉnh và lập mới 9 quy hoạch, gồm: Quy hoạch thủy sản, quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tập trung, quy hoạch vùng và khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch dược liệu, quy hoạch mía, quy hoạch vùng chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp...
Vùng sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn được áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, đảm bảo truy xuất nguồn gốc nhằm tạo ra sản phẩm an toàn

Theo Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, đến năm 2025 triển khai được 32 chuỗi. Quy hoạch đến năm 2020 một số sản phẩm ngành như sau: Vùng đủ sản xuất rau an toàn tập trung trên 9 nghìn ha, trong đó 5,3 nghìn ha có đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn đã được nghiên cứu về đất và nước; vùng sản xuất cây ăn quả có múi, an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 là 11,2 nghìn ha, định hướng đến năm 2025 là 17,5 ngàn ha. Vùng sản xuất chè 3,2 nghìn ha; Vùng trồng mía với quy mô 10 nghìn ha; trong đó mía ăn tươi 7,2 nghìn ha, mía nguyên liệu 2,8 nghìn ha. Quy hoạch 04 vườn bảo tồn và phát triển thuốc; xây dựng 3-4 vườn ươm cung cấp giống cây dược liệu; tiến hành phân tích mẫu đất, mẫu nước trên 2,8 nghìn ha đất để phát triển hơn 20 loài dược liệu đặc hữu của tỉnh; quy hoạch 3 loại rừng 299 nghìn ha, trong đó: Rừng phòng hộ 108,7 nghìn ha; rừng đặc dụng trên 40,7 nghìn ha; rừng sản xuất 149,8 nghìn ha. Nâng số lượng đàn trâu trên 110 nghìn con; đàn bò 80 nghìn con; phát triển đàn lợn 700 nghìn con, gia cầm 7 triệu con, dê 40 nghìn con. Quy hoạch 12 cơ sở giết mổ tập trung, đến nay có trên 100 trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp, các địa phương đã tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp đồng bộ và bền vững. Diện tích nuôi trồng đạt trên 3 nghìn ha, nuôi cá lồng trên 4 nghìn lồng; sản lượng đạt trên 11,1 nghìn tấn, cung cấp 90% giống thủy sản sạch bệnh...đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản gần 2,7 nghìn ha, số lồng nuôi 4,5 nghìn lồng, hình thành vùng nuôi trông thủy sản tập trung nhất là các xã vùng Hồ Hòa Bình. Đồng thời, xác định 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (vùng cây ăn quả, vùng rau và hoa, vùng chăn nuôi trâu bò thịt và thủy sản) và 11 khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 11 huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh.

Trước đây, nông sản của tỉnh chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh, do các tiểu thương mua trực tiếp của người sản xuất theo giá cả thỏa thuận. Tỷ lệ giao dịch mua bán qua hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm là rất thấp, tính pháp lý không cao và dễ bị vi phạm. Tình trạng được mùa bị rớt giá vẫn còn xảy ra hoặc do bị tư thương ép giá; tỷ lệ nông sản được chứng nhận an toàn thực phẩm còn thấp, tỷ lệ sản phẩm lưu thông trên thị trường có bao bì, nhãn mác, tem truy xuất, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý hầu như không có; chưa hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn. Một số sản phẩm có lợi thế của tỉnh như cam Cao Phong, Bưởi Tân Lạc, cá sông Đà đã có hiện tương trà trộn; năng lực tài chính và khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp/HTX còn yếu; sản lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh chưa được tiêu thụ nhiều tại thị trường ngoại tỉnh và ít được khách hàng biết đến.

Sau khi xây dựng và triển khai các chuỗi liên kết sản xuất, đến nay đã có nhiều mặt hàng thế mạnh của tỉnh Hòa Bình được hệ thống các siêu thị, Trung tâm thương mại lớn như: Siêu thị Big C, Hapro Mart, Coop Mark, Lotte, Biggreen….đưa lên hạng thương gia của hãng hàng không Vietnam Ailrline. Qua quá trình triển khai chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn giai đoạn 2015-2020, đến nay đã có 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó: 14 chuỗi lĩnh vực sản xuất rau các loại với quy mô 405 ha, sản lượng đạt 7.929, 2 tấn; 45 chuỗi sản xuất quả các loại (39 chuỗi sản xuất quả có múi với quy mô 3.702,48 ha, sản lượng đạt 63.510,6 tấn/năm); 13 chuỗi sản xuất nuôi cá lồng sông Đà với quy mô 2.366 lồng, sản lượng đạt 5.833 tấn/năm; 15 chuỗi chăn nuôi (08 chuỗi chăn nuôi lợn với sản lượng đạt 5.935.197,4 tấn/năm); 13 chuỗi chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản (trà các loại…).

          Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm có tiềm năng, sức tiêu thụ lớn được kiểm soát theo chuỗi cũng chiếm tỷ kệ khá cáo như: Thịt lợn trên 5,9 triệu tấn/năm; thịt gà 291 tấn, rau các loại 405 tấn…các tập đoàn chăn nuôi lớn như Công ty CP, Jafa.. đã đầu tư cho các trang trại trên địa bàn tỉnh nuôi theo quy trình khép kín và cung ứng 100 sản phẩm cho công ty, từ đó được cung cấp, phân phối cho các hệ thống bán lẻ trên toàn quốc./.