
Với sự đồng hành của tỉnh và nỗ lực của doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn mạnh. Năm 2022, tỉnh có 4.296 doanh nghiệp, 486 hợp tác xã và 225 tổ hợp tác và có trên 38.500 hộ kinh doanh cá thể. Số doanh nghiệp hoạt động chiếm khoảng 76,7%. Doanh thu của doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp đóng góp nộp ngân sách Nhà nước chiếm 47% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, giải quyết việc làm ổn định cho 81.880 lao động, thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện còn gặp một số hạn chế, như: Công tác phối hợp thực hiện các nhiệm vụ hồ trợ doanh nghiệp giữa các cấp, các ngành chưa được thực hiện tốt; công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai còn chậm; kết cấu hạ tầng của tỉnh còn hạn chế; việc triển khai các dịch vụ hồ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng hiệu quả thấp; nhiều hợp tác xã có quy mô nhỏ và rất nhỏ, hiệu quả hoạt động còn thấp.
Để cùng hợp tác phát triển có hiệu quả với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các dự án trên địa bàn tỉnh; trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục nỗ lực quyết tâm, phối hợp thực hiện nhất quán quan điểm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” theo đúng tinh thần Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 31/8/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hoàn thành công tác lập, công bố và tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các dự án đầu tư công trọng điểm của tỉnh; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đe tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, hiện đại. Trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có ý nghĩa chiến lược như: Đường Hòa Lạc - Hòa Bình; Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Kml9+00-Km53+00 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình); Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai Hà Nội (giai đoạn 1); Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến xã Dân Chủ kết nối Quốc lộ 6 tạo không gian phát triển mới, kết nối về kinh tế vùng cho Hòa Bình, các tỉnh vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Tiếp tục tập trung phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Tổ chức làm việc, nắm băt tình tình, tháo gỡ khó khăn, vướng măc, thúc đây khởi công dự án đầu tư xây dựng và kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp. Rà soát Kế hoạch đầu tư công đến năm 2025, cắt giảm các dự án đầu tư công chưa cấp bách, ưu tiên tập trung nguồn lực dành cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình cấp bách, phục vụ quốc kế - dân sinh của tỉnh.
Định kỳ 3 tháng tham mưu, chuẩn bị nội dung giúp Thường trực Tỉnh ủy tố chức gặp mặt, đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, kịp thời giải quyết và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Rà soát, thu hồi các dự án vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai, dự án có dấu hiệu giữ đất, chờ cơ hội để chuyển nhượng.
Thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý đất đai. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án. Kiên quyết thu hồi các dự án thực hiện chậm theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyến đối mục đích sử dụng đất chống đầu cơ, mua bán chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án.
Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đào tạo, bồi dường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tăng cường đào tạo, luân chuyến đội ngũ cán bộ, nhất là những người liên quan đến hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Tăng cường, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tiếp tục hỗ trợ hướng dẫn, đồng hành với các Doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, liên thông thủ tục giữa các cơ quan quản lý và ủy ban nhân dân tỉnh; tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền minh bạch, bình đẳng, lành mạnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động phối họp với Thanh tra tỉnh để xử lý chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra.
Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng tiến độ đầu tư, giải ngân vốn đầu tư nhanh, sớm khởi công theo kế hoạch đã cam kết; thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thực hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đông, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động; xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa phát triển bền vững. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền đê kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc triển khai đầu tư, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định, ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân địa phương./.