Điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình - nhẹ. Đôn đốc người dân gieo trồng các loại cây trồng vụ mùa - hè thu trong khung thời vụ tốt nhất, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên diện tích các loại cây đã gieo trồng. Đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng được 38.190/44.508 ha bằng 85,8% so với kế hoạch. Thực hiện ban hành văn bản hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ. Triển khai kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh, buôn bán thức ăn chăn nuôi theo quy định. Tổng đàn trâu hiện có 113.412 con bằng 99,08% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò hiện có 91.656 con bằng 102,79% so với cùng kỳ; đàn lợn của tỉnh hiện nay là 488.353 con so với cùng kỳ bằng 100,63%; tổng đàn gia cầm 8.890 nghìn con so với cùng kỳ bằng 104,65%, trong đó đàn gà 7.680 nghìn con so với cùng kỳ năm trước bằng 101,48%; đàn dê duy trì trên 51.000 con. Ước sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 313 tấn so với cùng năm trước bằng 99,18%; thịt bò 270 tấn so với cùng năm trước bằng 100,33%; thịt lợn 5.833 tấn so với cùng năm trước bằng 103,29%; thịt gia cầm 1.775 tấn so với cùng năm trước bằng 100,57%. So với cùng kỳ năm trước sản lượng các sản phẩm từ chăn nuôi đều tăng nhẹ, nguyên nhân là do sự tăng về quy mô chăn nuôi của hộ dân, mô hình chăn nuôi gia trại đang phát triển và nhu cầu sử dụng thịt trâu, bò làm thực phẩm tương đối lớn.
Hiện tại giá lợn hơi tại các địa phương đang ở mức 60.000 đồng-65.000 đồng/kg, giá gà ta khoảng 115.000 đồng-125.000 đồng/kg, gà Lạc Thủy có giá khoảng 105.000 đồng-115.000 đồng/kg; vịt khoảng 60.000 đồng-65.000 đồng/kg. Hiện nay có 33 trang trại quy mô lớn , các trang trại chủ yếu tự chăn nuôi độc lập hoặc chăn nuôi gia công cho một số công ty. Con giống, chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, thức ăn, thuốc thú y hầu hết đều được đầu tư đồng bộ, đặc biệt hệ thống xử lý chất thải được quan tâm chú trọng. Trên địa bàn tỉnh có 05 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng công suất khoảng 694 nghìn tấn/năm và có 225 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cung cấp lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu sản xuất của người chăn nuôi. Việc xây dựng, chuồng trại và trang thiết bị trong trang trại; giống và nguồn gốc vật nuôi; các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường... cơ bản đều được chấp hành tốt.
Về kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh được gần 49 nghìn con gia súc (trâu, bò, lợn), 4 triệu con gia cầm; trên 2,6 triệu quả trứng các loại. Các địa phương đã triển khai tiêm phòng được 1.295 liều vắc xin dại; 10.070 liều vắc xin lở mồm long móng; 7.591 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò; 120 liều vắc xin cho đàn dê; 6.716 liều vắc xin cho đàn lợn; 21.400 liều vắc xin cho đàn gia cầm. Lũy kế từ ngày 01/01/2024 đến nay đã triển khai tiêm phòng được 83.755 liều vắc xin dại; 41.570 liều vắc xin lở mồm long móng; 25.163 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò; 2.797 liều vắc xin cho đàn dê; 88.456 liều vắc xin cho đàn lợn; 558.507 liều vắc xin cho đàn gia cầm. Các địa phương tiếp tục thực hiện nội dung triển khai triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng từ nguồn hóa chất khử trùng nguồn dự trữ quốc gia để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiếp tục hướng dẫn các địa phương và trang trại chăn nuôi tập trung lấy mẫu giám sát phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Về thủy sản, sản lượng cá giống tháng 8 ước đạt 15 triệu con giống con các loại, lũy kế ước đạt 125 triệu con, đạt 83,33% kế hoạch năm, các cơ sở sản xuất chủ yếu là ương dưỡng cá bột, cá hương, cá giống gồm các loài cá truyền thống và một số loài đặc sản như Cá Chiên, Lăng, Tầm, Bỗng phục vụ cho sản xuất. Duy trì diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.698 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha), trong kỳ báo cáo diện tích nuôi đạt khoảng 98%, diện tích còn lại đang cải tạo chuẩn bị thả giống. Số lồng nuôi cá 4.940 lồng; sản lượng nuôi trồng tháng 8 ước đạt: 850 tấn, luỹ kế năm 2024 ước đạt 7.700 tấn, đạt 80,20% kế hoạch giao. Khai thác thủy sản diễn ra chủ yếu là trên hồ thủy điện sông Đà và các sông suối lớn, hồ, đập. Phương tiện, ngư cụ khai thác gồm thuyền các loại 1.480 chiếc, lưới các loại 1.250 chiếc và 445 cái vó đèn. Đối tượng khai thác là các loại cá: vền, ngão, tép dầu, ngần và tôm sông. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 8 ước đạt 250 tấn, lỹ kế năm 2024 ước đạt 2.000 tấn đạt 83,33% kế hoạch đề ra. Chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo dõi tổ chức nắm bắt tình hình hoạt động khai thác thủy sản, tổ chức quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản theo hướng giảm sản lượng khai thác tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt.
Tăng cường trực phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo quân số thường trực, chuẩn bị máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân lực sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Trong tháng, trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững. Phối hợp triển khai lớp tập huấn cấp tỉnh về vận hành ứng dụng di động trong quản lý và theo dõi diễn biến rừng (FRMS 4.0.1) cho lực lượng Kiểm lâm. Thường xuyên kiểm tra động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản đến 33.097 lượt người. Theo dõi, quản lý tốt 442 cây trội các loại; 0,6 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20,0 ha rừng giống chuyển hóa, các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu phục vụ sản xuất giống. Trong tháng 8 trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 2.478.700 cây giống, lũy kế đến nay đã sản xuất được 19.978.700 cây giống phục vụ trồng rừng (đạt 125% kế hoạch). Đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng; kế hoạch trồng cây phân tán năm 2024, kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, dự án bảo vệ phát triển rừng tỉnh Hòa Bình. Toàn tỉnh đã trồng được 472,64 ha rừng trồng tập trung và 84.870 cây phân tán, tính đến nay đã trồng rừng tập trung 7.929,89 ha/5.550 ha đạt 142% kế hoạch; trồng cây phân tán 763.380 cây/906.200 cây đạt 84% kế hoạch.Trong tháng 8/2024 trên địa bàn tỉnh đã khai thác 1.208,38 ha rừng trồng tập trung, với khối lượng 89.515,28 m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 1.261 m3 gỗ; 40.387,48 ste củi; 304.900 cây Tre, Bương, Luồng, Giang, Nứa, Lành hanh; 74,3 tấn dược liệu; 1.305,5 tấn măng tươi; 705 kg Mật ong rừng. Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt là 116.355,83 triệu đồng. Trên địa bàn tỉnh không xử lý vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Tiếp tục kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, hướng dẫn các chủ xưởng cập nhập thông tin về nguồn gốc lâm sản vào sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định./.