Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 65.488,9 ha/62.000 ha, tăng 5,63 % so với kế hoạch. Trong đó cây lương thực có hạt 35.835 ha/35.427 ha tăng 1,15% so với kế hoạch; cây lúa diện tích gieo cấy 16.479 ha/15.927 ha tăng 3,46% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 16.479 ha, năng suất đạt 59,11 tạ/ha, sản lượng đạt 97.407 tấn; cây ngô 19.356 ha/19.500 ha bằng 99,26% so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 19.356 ha, năng suất đạt 46,27 tạ/ha, sản lượng đạt 89.560 tấn. Cây có củ chất bột đã trồng là 11.817,5 ha/12.129 ha bằng 97,43% so với kế hoạch; cây khoai lang 3.369,5 ha/2.356 ha, tăng 43,02 % so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 3.369,5 ha, năng suất đạt 53,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 18.061 tấn; cây khoai sọ 580 ha/466 ha, tăng 24,46 % so với kế hoạch, diện tích đã thu hoạch 580 ha, năng suất đạt 80 tạ/ha tăng 2,56% so với kế hoạch, sản lượng đạt 4.640 tấn tăng 28,12% so với kế hoạch; cây dong riềng 1.109 ha/1.220 ha, đạt 90,9 % so với kế hoạch; cây sắn 6.694 ha/7.893 ha, đạt 84,8 % so với kế hoạch; cây khoai tây 65 ha, diện tích đã thu hoạch 65 ha, năng suất đạt 100 tạ/ha, sản lượng đạt 650 tấn. Diện cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 10.091,3 ha trong đó diện tích kinh doanh đạt 9.140 ha; các loại cây ăn quả đang trong giai đoạn phát triển quả, tiếp tục bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Cây chè diện tích trồng tập trung 785 ha, sản lượng thu hoạch trong kỳ đạt 3.783 tấn.
Đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng được 38.190/44.508 ha bằng 85,8 % so với kế hoạch, diện tích một số cây trồng chính: diện tích lúa đã cấy 21.338/21.750 ha đạt 98,1 % so với kế hoạch; ngô đã trồng 8.000/11.053 ha bằng 72,4 % so với kế hoạch; lạc đã trồng 1.045/1.469 ha bằng 71 % so với kế hoạch; khoai lang đã trồng 927/1.281 ha bằng 72,4 % so với kế hoạch; diện tích rau, đậu các loại 3.665/4.714 ha bằng 77,7 % so với kế hoạch. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương thực hiện cấp và duy trì mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói theo quy định (đến nay tổng số mã số dùng trồng còn duy trì là 74 mã số, trong đó 39 mã số xuất khẩu và 35 mã số nội địa. Việc áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu đạt tỷ lệ cao trên 90%.Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tiếp tục tăng đạt trên 60%. Biện pháp tưới chủ động tiên tiến, tiết kiệm nước (tưới phun, tưới nhỏ giọt) kết hợp bổ sung phân bón tiếp tục được phổ biến rộng rãi và tăng nhanh diện áp dụng tại các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong, Kim Bôi... đã góp phần tích cực hạn chế tình trạng hạn hán. Các chuỗi liên kết trong sản xuất trồng trọt ngày càng đang dạng và mở rộng quy mô; vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ xuất khẩu tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn quy mô từ 50 - 100 ha; liên kết xây dựng vùng nguyên liệu trồng ớt, chanh leo tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu quy mô 20-50 ha; chuỗi liên kết sản xuất - xuất khẩu bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn với quy mô 10 - 50 ha/chuỗi.
Tổng đàn trâu hiện có 113.412 con bằng 99,08% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò hiện có 91.656 con bằng 102,79% so với cùng kỳ; đàn lợn là 488.353 con so với cùng kỳ bằng 100,63%; tổng đàn gia cầm 8.890 nghìn con so với cùng kỳ bằng 104,65%, trong đó đàn gà 7.680 nghìn con so với cùng kỳ năm trước bằng 101,48%; đàn dê duy trì trên 51.000 con. Ứớc sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 3.454 tấn, thịt bò 2.715 tấn, thịt lợn 55.227, thịt gia cầm 19.253 tấn, so với cùng kỳ năm trước sản lượng các sản phẩm từ chăn nuôi đều tăng nhẹ, nguyên nhân do sự tăng về quy mô chăn nuôi của hộ dân, mô hình chăn nuôi gia trại đang phát triển và nhu cầu sử dụng thịt trâu, bò làm thực phẩm tương đối lớn. Hiện tại giá lợn hơi tại các địa phương đang ở mức 60.000 đồng - 63.000 đồng/kg, giá gà ta khoảng 115.000 đồng-125.000 đồng/kg, gà Lạc Thủy có giá khoảng 105.000 đồng-115.000 đồng/kg; vịt khoảng 60.000 đồng-65.000 đồng/kg. Chăn nuôi quy mô trang trại: hiện nay có 33 trang trại quy mô lớn , sản lượng trong năm chăn nuôi gia cầm đạt khoảng 30 triệu quả trứng giống, 3.000 tấn thịt, chăn nuôi lợn đạt 11 nghìn tấn thịt hơi và 500 nghìn con lợn giống. Các trang trại chủ yếu tự chăn nuôi độc lập hoặc chăn nuôi gia công cho một số công ty. Con giống, chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, thức ăn, thuốc thú y hầu hết đều được đầu tư đồng bộ, đặc biệt hệ thống xử lý chất thải được quan tâm chú trọng.
Các địa phương tiếp tục gieo ươm, chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2024, đến nay toàn tỉnh đã sản xuất được 19.978.700 cây giống phục vụ trồng rừng (đạt 125% kế hoạch), trồng rừng tập trung được 7.929,89 ha/5.550 ha đạt 142% kế hoạch; trồng cây phân tán 763.380 cây/906.200 cây đạt 84% kế hoạch. Tổ chức quản lý chặt chẽ 442 cây trội các loại; 0,6 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20,0 ha rừng giống chuyển hóa. Các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu phục vụ sản xuất giống. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã khai thác 8.569,35 ha rừng trồng tập trung, với khối lượng 699.814,45 m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 9.917 m3 gỗ; 307.122,07 ste củi; 2.311.500 cây Tre, Bương, Luồng, Giang, Nứa...; 4.376,6 tấn Măng tươi; 592,9 tấn dược liệu; 27.015 kg Mật ong rừng... tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt là 854.676,45 triệu đồng. Tăng cường công tác quản lý các trại gây nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã , các cơ sở chế biến lâm sản và theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 38 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, lập hồ sơ xử phạt hành chính 32 vụ , chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố hình sự 05 vụ; tịch thu lâm sản vô chủ 01 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 398.500.000 đồng, các vụ vi phạm được xử lý nghiêm, đúng hành vi vi phạm, có tính răn đe cao. Công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng được tăng cường, lực lượng kiểm lâm phối hợp tốt với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chăn và xử lý kịp thời các vụ mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng cơ cấu lại ngành thủy sản. Duy trì diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá ruộng, nuôi cá hồ chứa là 2.695 ha, số lồng nuôi cá 4.987 lồng (đạt 100% kế hoạch), sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 10.800 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng ước đạt 8.550 tấn đạt 89,06% kế hoạch giao, sản lượng khai thác ước đạt 2.250 tấn đạt 93,75% kế hoạch giao, gồm các loài như cá Nheo Mỹ, cá Chiên, cá Lăng, Diêu hồng, cá Trắm đen, cá Bỗng, cá Tầm, Trắm cỏ, cá Rô phi, cá Chim trắng, cá Trê lai, cá chép... Các cơ sở, hộ dân sản xuất và ương dưỡng ước đạt 145 triệu con giống thủy sản các loại, đạt 96,66% kế hoạch đề ra. Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý nuôi, phòng, chống dịch bệnh; theo dõi diễn biến thời tiết, mực nước ao, hồ, sông suối, nhất là trên vùng hồ sông Đà, cập nhập thông tin từ Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, từ đó khuyến cáo người dân kịp thời thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng, chống rét cho thủy sản nuôi. Tổ chức 03 đợt giám sát dịch bệnh thủy sản, 03 đợt quan trắc môi trường tại các vùng nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hòa Bình và cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Thu 48 mẫu cá, 48 mẫu nước giám sát dịch bệnh và 84 mẫu nước quan trắc môi trường, phát hiện sự có mặt của nấm trên mẫu cá, kháng sinh đồ đối với vi khuẩn các loài vi khuẩn, thông báo đến các huyện, thành phố và các tổ chức cá nhân tại các vùng nuôi tập trung biết để quản lý lồng, bè nuôi và hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh. Tăng cương công tác quản lý nuôi lồng bè trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo dõi tổ chức nắm bắt tình hình hoạt động khai thác thủy sản, tổ chức quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản theo hướng giảm sản lượng khai thác tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục được tăng cường./.