động số 16-CTr/TU ngày 31/01/2013 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở đã tổ chức quán triệt, phổ biến và triển khai trên toàn tỉnh. Nhờ đó, cán bộ, đảng viên đã có nhận thức đúng đắn về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm đối với việc đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.
Chương trình hành động số 16-CTr/TU, ngày 31/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; có ý nghĩa sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến sự bảo tồn và phát triển văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của tỉnh. Việc đổi mới chính sách pháp luật về đất đai đã tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; quỹ đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng, tình trạng để đất hoang hóa lãng phí đã giảm dần.
Qua 8 năm thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh ủy, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, kiện toàn về số lượng và chất lượng chuyên môn ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về đất đai theo hướng phân cấp nhiều hơn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được cụ thể hóa về thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được kết quả đáng kể, công tác quản lý đất đai đã dần ổn định và đi vào nề nếp.
Vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của nhà nước được xác định cụ thể theo pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là cơ quan quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Các văn bản pháp luật, chính sách về đất đai và thị trường bất động sản được ban hành đã từng bước xây dựng, hình thành và quản lý được thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất. Cơ chế xây dựng và quản lý giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bất động sản gắn liền với đất được ban hành đã tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh tế cho việc khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng; quyền sử dụng đất đã trở thành một nguồn lực huy động các nguồn vốn trong xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh; các nguồn thu từ đất đã trở thành một nguồn thu quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình.
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm
quyền phê duyệt, trong 8 năm đã giao 1.022,25 ha đất sử dụng cho các mục đích. Đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính 438.507,69 ha đất (2.602.752 thửa) các loại cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân. Cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, giúp cho người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền theo quy định. Đến nay có 2.058.219 thửa đất, diện tích 305.497,13 ha đã đăng ký đất đai lần đầu. Từ 2017 đến nay đã đề xuất chủ trương đầu tư một số dự án để đấu giá quyền sử dụng đất như dự án mở rộng Trung tâm thương mại, dịch vụ bờ trái sông Đà, thành phố Hòa Bình; dự án khu dân cư xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình; dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và dân cư phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình;…
Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, tranh chấp đất đai, đất để hoang hoá hoặc sử dụng không hiệu quả. Vẫn còn tình trạng công chức, viên chức gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khi thực thi công vụ. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn phải bổ sung, điều chỉnh thường xuyên trong quá trình thực hiện; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt thấp.Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cơ bản hoàn thành nhưng chất lượng còn hạn chế. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai triển khai chậm, gặp khó khăn trong công tác quản lý. Nguồn thu ngân sách từ đất chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh…
Có thể nói, việc đổi mới chính sách pháp luật về đất đai có tác động rất lớn đến công nghiệp, kinh tế, xã hội và môi trường. Góp phần chỉnh trang đô thị và các khu dân cư nông thôn, phát triển hạ tầng xã hội và xây dựng quy hoạch nông thôn mới. Tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho việc khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng; phát triển sản xuất, kinh doanh. Các nguồn thu từ đất đã trở thành một nguồn thu quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh. Các chính sách mới về đất cũng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo mỹ quan cả khu vực đô thị và nông thôn…/.