Thổ Cẩm (dệt) là sản phẩm khá phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Có rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số trong vùng và mỗi nhóm có các sản phẩm đặc trưng riêng thể hiện bản sắc của vùng đó.
Tỉnh Hoà Bình biết đến với dân tộc Mường, Thái, Dzao và H’mong. Dệt thổ cẩm của người Mường đã gần như bị mai một từ khi hình thành các sản phẩm chế biến công nghiệp. Chỉ còn một số ít nhóm người Mường vẫn còn giữ được nghề dệt may, phần lớn ở huyện Lạc Sơn, Tân Lạc và Cao Phong, tuy nhiên số lượng làm rất ít. Khác người Mường, dệt may của người Thái ở Hoà Bình phát triển hơn với tên tuổi của các nhóm ở Chiềng Châu, Mai Hạ, Nà Phòn, Mai Hịch…thuộc huyện Mai Châu. Hầu hết người Thái đều biết dệt thổ cẩm tuy nhiên chỉ có 15-20% tổng số người Thái (trong độ tuổi lao động) vẫn còn duy trì nghề này như kế sinh nhai của họ và hầu hết là phụ nữ đã có tuổi. Dệt thổ cẩm của người H’mong và người Dao ở Hoà Bình chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với dệt thổ cẩm của người Thái. Các nhóm có triển vọng nhất là nhóm người Dao ở Phúc Sạn, người H’mong ở Pà Cò thuộc huyện Mai Châu. Dệt thổ cẩm của người H’mong và người Dao khác với nhóm người Thái ở chỗ: Người Thái sử dụng sợi bông và sợi tổng hợp (sợi len, sợi nhân tạo…) dùng các khung dệt truyền thống với các hoa văn trang trí đa dạng trong khi dệt thổ cẩm của người H’mong sử dụng chất liệu lanh kết hợp với trang trí thêu, còn thổ cẩm của người Dao thêu khá đơn giản.