Nhằm chỉ đạo ứng phó với thiên tai, ngay từ đầu năm, từ tỉnh đến các địa phương đã hoàn thành tổ chức Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ đồng thời xây dựng Kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai của tỉnh, đơn vị, địa phương. Tính đến nay đã xây dựng Đội xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã tại 151/151 xã, phường, thị trấn gồm 8.899 thành viên.Theo kết quả rà soát từ các Sở, ngành, địa phương thống kê vật tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh đến thời điểm báo cáo gồm: Vật tư - Phao tròn 4.241 chiếc, Phao áo 5.613 chiếc, Phao các loại 382 cái, nhà bạt các loại 234 chiếc; Phương tiện - Xe cứu hộ 16 chiếc, Tàu, xuồng, thuyền tìm kiếm cứu nạn 43 chiếc, xe ô tô các loại 106 chiếc, xe chỉ huy PCLB 06 chiếc, máy bơm nước chữa cháy 14 chiếc, Hệ thống truyền hình hội nghị 16 bộ và một số vật tư phương tiện chuyên dùng khác cùng các nhu yếu phẩm, nguồn hóa chất dự phòng…
Nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai; cảnh báo dự báo về thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tuyên truyền một số tài liệu hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với lũ, lu quet, sạt lở đất và dông, lốc, sét kèm theo mưa đá đê chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại tại website: phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Tai-lieu-truyen-thong-pctt.aspx từ đó người dân biết cách phòng tránh. Hàng năm, Báo Hòa Bình đã triển khai thực hiện thường xuyên trên cả báo in và báo điện tử với các loại hình báo viết, clip truyền hình, phát thanh internet. Theo đó, đã tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo; bài viết phản ánh về công tác chủ động phòng chông, ứng phó với thiên tai; cảnh báo những khu vực có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của sạt lở đất, đá lăn, lũ ống, lũ quét, ngập lụt... góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Hàng ngày, liên tục cập nhật thông tin thời tiết, cảnh báo thiên tai trên báo điện tử.
Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai các cấp và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai cấp huyện hàng năm. Các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, các cương vị tập bài đã nắm chắc nguyên tắc, bám sát các tình huống giả định, vận dụng linh hoạt lý luận vào thực tiễn; phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” trong xử trí các tình huống, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trong năm 2023, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo 02 huyện tổ chức diễn tập Khu vực phòng thủ huyện. Thông qua diễn tập thực binh đã nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy hiệp đồng của các lực lượng trong ứng phó sự cố, thiên tai, động đất, các thảm họa do chiến tranh...
Khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã yêu cầu Chính quyền địa phương chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả dông lốc, mưa lũ, sạt lở đất thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ"; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước cấm các phương tiện giao thông và người qua lại thường xuyên cử người xuống các xã để hướng dẫn chỉ đạo sơ tán di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân; huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác khắc phục. Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bám sát địa bàn, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong toàn tỉnh trong công tác ứng phó, phòng chống với thiên tai; qua đó đã giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh. Đã coi công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ chính trị được đảng lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Tổ chức các đoàn công tác xuống các địa phương kiểm tra, đôn đốc trong công tác phòng chống thiên tai. Chính quyền địa phương nơi xảy ra thiên tai luôn chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ; tạm thời khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông để đảm bảo lưu thông; có phương án sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở; triển khai dọn dẹp vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại, làm sạch nguồn nước.
Theo số liệu tổng hợp rà soát từ các địa phương các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh gồm: 11 vị trí đê điều xung yếu; 50 hồ chứa thủy lợi có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du; 11 hồ chứa thủy điện có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du; 234 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 5.215 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai;.... Hầu hết, các điểm xung yếu đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai hàng năm nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người dân xung quanh. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã phân bổ kinh phí 60 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai cho 06 công trình. Đối với gia đình có người chết, mất tích, lãnh đạo chính quyền địa phương đã đến tận nơi phúng viêng, thăm hỏi, động viên gia đình. Chủ động huy động các lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại địa phương tham gia hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình dựng lại, gia cố nhà cửa; trợ giúp người dân thu hoạch lúa và hoa màu, di dời người và các vật dụng đến nơi an toàn khu có mưa lũ lớn. Quỹ Phòng chống thiên tai đã xuất kinh phí 1,452 tỷ đồng để phục vụ công tác cảnh báo dự báo thiên tai, hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Đài Khí tượng thủỷ văn Hoà Bình đã lắp đặt trên 90 trạm đo mưa tự động trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khai thác, sử dụng số liệu từ các trạm đo mưa tự động sẵn có (31 trạm) và các trạm được lắp mới (trên 90 trạm) nhằm nâng cao năng lực cảnh báo, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự trong năm 2024, Uỷ ban nhân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên qua kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các cấp theo quy định yêu cầu tại Luật Phòng thủ dân sự năm và tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên Ban chỉ huy để đảm bảo việc sẵn sàng công tác chỉ đạo, chỉ huy từ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết được chủ động, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất là đối với các địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách. Triển khai thực hiện phương án phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, làm cơ sở cho phát triển bền vững. Lập đề án quản lý rủi ro, thiên tai, cơ sở dữ liệu về thiên tai trên địa bàn tỉnh trên nền tảng kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng tham mưu giúp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sực ác cấp đảm bảo tính chuyên nghiệp, luôn luôn sẵn sàng, kịp thời với các tình huống thiên tai có thể xảy ra để ứng phó với thiên tai một cách hiệu quả nhất.
Bổ sung cơ chế chính sách để huy động nguồn lực trong xã hội, dịch vụ đảm bảo an toàn trước thiên tai. Rà soát, xác định chính xác các khu vực trọng điểm xung yếu; rà soát phân loại và đánh giá mức độ an toàn tất cả các hồ chứa trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho từng khu vực, từng công trình; có phương án bố trí lực lượng và phân bổ kinh phí cụ thể, sát với thực tế và điều kiện từng địa phương; thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện; phôi hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, tổng hợp tình hình và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp đối phó khi có tình huống xảy ra. Triển khai thực hiện công tác xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân vùng thiên tai, đảm bảo nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân và tạo nguồn sinh kế bền vững.Tiếp tục lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành mình, đơn vị mình đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng tránh thiên tai…/.