DetailController

Giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2023-2025, Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh

15/06/2023 15:40
Nhàm tiếp tục hoàn thiện chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tài liệu tiếng Mường cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, ngày 05/6/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 1612/KH-SGD&ĐT thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2023-2025, Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Thông qua đó nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và đặc biệt là bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc Mường. Đồng thời đánh giá tài liệu tiếng Mường (tài liệu dạy thực nghiệm) cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên và học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp sau khi hoàn thiện việc biên soạn tài liệu, đảm bảo tính liên thông trong thực hiện chương trình giáo dục. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên các cấp học sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường, có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Mường; hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng và của dân tộc Mường nói chung; Trang bị những kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy tiếng dân tộc Mường để giáo viên có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường cho học sinh, sinh viên và học viên.

Theo kế hoạch, trong năm 2023 sẽ triển khai xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường phổ thông dạy tiếng dân tộc Mường; Thẩm định Tài liệu tiếng Mường các khối lớp 4, 5 , 7, 8, 9, 11, 12; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường; Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho trường CĐSP Hòa Bình để phục vụ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tiếng Mường.

Từ năm 2024 đến năm 2025 sẽ tổ chức Hội thảo thí điểm đánh giá Tài liệu tiếng Mường (Tài liệu dạy thực nghiệm) cho học sinh các cơ sở GDPT và GDTX; Hội thảo thí điểm đánh giá Tài liệu tiếng Mường cho sinh viên Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường giai đoạn 1 cho cán bộ, công chức, viên chức; Triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường giai đoạn 1 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX; Đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho trường Cao đẳng phạm Hòa Bình các sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (các đơn vị tham gia thực hiện Đề án) để phục vụ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Hàng năm, Ban chỉ đạo Đề án tổ chức 03 đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án./.