DetailController

Quốc phòng - An ninh

Thực hiện chính sách nhất quán trong công tác tôn giáo

10/02/2011 00:00
Trên địa bàn tỉnh ta hiện có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và công giáo với số lượng trên 40.000 tín đồ, phật tử, chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh. Hiện, tỉnh có 380 đảng viên theo đạo Thiên Chúa, chiếm 0,72% so với tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ. Do số lượng tín đồ các tôn giáo ít nên tỉnh chưa thành lập được BCĐ công tác tôn giáo cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo vẫn luôn được duy trì, thể hiện tính nhất quán trong công tác tôn giáo.
Phút thảnh thơi của du khách trẩy hội chùa Tiên

 

Hội nghị lần thứ 7 BCH T.ư Đảng khóa IX thành công, Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt tinh thần Nghị quyết, đồng thời xây dựng Chương trình hành động số 21- CTr/TU ngày 2/5/2003 thực hiện NQ số 25 NQ/T.ư về công tác tôn giáo. Năm 2008, Tỉnh ủy đã tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết đánh giá sau 5 năm thực hiện công tác tôn giáo. Đồng thời, ban hành Chỉ thị số 29-CT/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.W 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; về công tác dân tộc, tôn giáo. Thông qua quán triệt Nghị quyết đã làm thay đổi nhận thức, quan điểm của cán bộ, đảng viên phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc về công tác dân tộc, tôn giáo. Khi Nghị quyết số 25 NQ/Tư ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo và Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định số 22/2005/NĐ/CP của Chính phủ được ban hành, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp đã thường xuyên phối hợp tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn và quản lý các hoạt động tôn giáo. Một mặt, tăng cường kiểm tra, giám sát các di tích văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh có tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước công nhận, hướng dẫn tổ chức lễ hội, lễ nghi, bài trí nơi thờ phụng đảm bảo tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa dân tộc. Qua đó, ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo hoạt động mê tín dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật ở các cơ sở thờ tự. Từ năm 2004-2009, toàn tỉnh đã tổ chức được 42 lớp phổ biến Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo và bồi dưỡng kiến thức pháp luật 2.132 lượt tín đồ, chức sắc tôn giáo. Trong năm 2010 đã tổ chức 2 hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 22 của Chính phủ cho 250 chức sắc và tín đồ tôn giáo, mở 3 lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác tôn giáo, vận động quần chúng tôn giáo trong tình hình mới cho 270 học viên.
 
Được sự quan tâm đúng mức của tỉnh, Ban hành giáo, Ban đại diện Phật giáo được củng cố, nơi thờ tự được sửa chữa, nâng cấp khang trang hơn. Hiện, toàn tỉnh có 21.651 tín đồ công giáo sinh hoạt tập trung ở 6 nhà thờ đã được tôn tạo và sửa chữa khang trang, có 8 linh mục thường xuyên về coi sóc tại địa phương. 5/6 nhà thờ xứ đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo Phật với 18.500 phật tử cũng đã được tạo điều kiện về nơi sinh hoạt, thờ tự với 10 ngôi chùa và 12 ngôi đền. Năm 2006, Ban đại diện Phật giáo thành phố Hòa Bình được thành lập, đến nay luôn có 2 đại đức chủ trì giúp bà con phật tử sinh hoạt tôn giáo.
 
Các tôn giáo có sự ổn định về tổ chức và phát triển về tín đồ, chức sắc, các tín đồ, phật tử phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Niềm tin đó là sợi dây gắn kết giữa các tín đồ, phật tử với cộng đồng dân cư. Để thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân, các tín đồ, chức sắc vừa tham gia hoạt động chung của xã hội, vừa chăm lo việc đạo, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, củng cố QP-AN ở địa phương.