DetailController

Tin từ các đơn vị

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

22/09/2023 15:07
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết và Chương trình đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đồng thời xây dựng kế hoạch và nhiều văn bản quan trọng để giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện thành phố triển khai thực hiện. Qua đó đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nhờ triển khai cải cách chính sách tiền lương, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện kịp thời, đảm bảo khách quan, đúng nguyên tắc, đúng đối tượng. Làm tốt việc hướng dẫn, rà soát, tổng hợp, thực hiện chế độ chính sách tiền lương như: Nâng mức lương cơ sở; nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc; nâng bậc lương thường xuyên; các chế độ phụ cấp ngành, nghề; phụ cấp thâm niên vượt khung... đã từng bước cải thiện đời sống của người lao động; góp phần tạo động lực, niềm tin để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực, tận tụy, gắn bó, cống hiến và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cải cách chính sách tiền lương góp phần thúc đẩy cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện đồng bộ, cơ bản bảo đảm tiến độ đặt theo đúng quy định. Sau sắp xếp tổ chức bộ máy một số cơ quan, đơn vị đồng thời cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức bước đầu hoạt động đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quản lý, điều hành có sự chuyển biến rõ nét, những kết quả đó đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tinh giản biên chế tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm biên chế công chức, viên chức giai đoạn 2015 - 2021 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015; Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực theo vị trí việc làm. Duy trì, đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại chỉ số cải cách hành chính, mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; gắn với công tác thi đua, khen thưởng và đánh giá, phân loại người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự đảm bảo một phần, đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên hoặc chuyển thành công ty cổ phần. Chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước được thực hiện tính đúng, tính đủ và chi trả kịp thời theo quy định. Việc nâng thường xuyên mức lương tối thiểu chung đã góp phần cải thiện được phần nào đời sống của cán bộ, công chức. viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Cụ thể từ năm 2018 – 2020: Khu vực công đã kịp thời triển khai thực hiện những quy định về điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và chính sách tiền lương mới gắn với đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 08/NQ- CP ngày 24/01/2018 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 06/02/2018 của Tỉnh ủy. Khu vực doanh nghiệp đã triển khai thực hiện quy định về tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Từ năm 2021, khu vực công đã hoàn thành tinh giản biên chế 10% đến năm 2021, góp phần tạo nguồn ngân sách cho cải cách tiền lương. Khu vực doanh nghiệp: Từ năm 2021 thực hiện các quy định của Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hiệu quả hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp chưa cao; chưa áp dụng được chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị; việc sắp xếp, tổ chức lại mang tính cơ học, chưa tạo ra được sự thay đổi về cơ chế hoạt động và chất lượng dịch vụ cung ứng; kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập còn thấp. Việc triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế như việc đặt chỉ tiêu giảm đồng đều 10% biên chế cho tất cả các cơ quan, đơn vị chưa thực sự phù hợp khi bổ sung, tăng thêm chức năng, nhiệm vụ mới với một số ngành, cơ quan, đơn vị. Chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hiện nay chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, mức thu nhập còn quá thấp; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động…

Thời gian tới, để hoàn thành mục tiêu về cải cách tiền lương, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức đầy đủ của cán bộ, công chức và Nhân dân về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Lãnh đạo tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Lãnh đạo quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi phí tài chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng ngân sách Nhà nước. Tiếp tục triển khai các chính sách cải cách về thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công và các chính sách an sinh xã hội; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh. Tiếp tục rà soát, ban hành chức năng, nhiệm vụ của các quan đơn vị sắp xếp lại các phòng, ban, chi cục theo quy định của các bộ, ngành Trung ương thực tiễn quản đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản nhà nước. Kịp thời ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các quan, đơn vị sau khi sắp xếp. Lãnh đạo tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; cán bộ, công chức cấp xã. Tiếp tục sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển sang tự chủ một phần tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên. Lãnh đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả kế hoạch tinh giản biên chế, cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tỷ lệ tinh giản biên chế tại các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đến năm 2026 tối thiểu giảm 5% biên chế công chức 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được giao so với năm 2021. Tập trung cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng bộ máy dịch vụ công, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý, thực thi công vụ. Tăng cường công tác rà soát, công bố, công khai TTHC; đơn giản hóa TTHC; đẩy nhanh việc giải quyết TTHC nhất là các thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư, xây dựng, kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng,… Duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đặc biệt là hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã. Lãnh đạo đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình né tránh, thực hiện không nghiêm túc hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương./.