trong 03 năm qua, tỉnh Hòa Bình đã triển khai tổng hợp các giải pháp như: Thực
hiện công tác tuyên truyền; đẩy mạnh siết chặt khâu thẩm định các dự án nhằm
bảo đảm các dự án sạch giảm nguy cơ phát thải gây ô nhiễm môi trường; ban hành và triển khai các kế hoạch hành động; đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng; đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, giải pháp về BĐKH vào trong các quy hoạch phát triển của địa phương,…
3 năm qua, tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+)” tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình). Đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Thúc đẩy sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống. Thực hiện các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất hàng năm trên địa bàn tỉnh với mục đích ý nghĩa tốt đẹp của chương trình, chiến dịch Giờ Trái đất sẽ không chỉ dừng lại ở Sự kiện Tắt đèn mang tính biểu tượng mà sẽ tiếp tục lan tỏa tới mọi tổ chức, cá nhân để cùng hành động vì một Trái đất xanh phát triển bền vững thông qua các hoạt động thiết thực về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Năm 2020 tiết kiệm được 3.140 kWh; Năm 2021 tiết kiệm được 3.580kWWh; Năm 2022 tiết kiệm được 3.938kWh.
Các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời đã phối hợp với Điện lực huyện, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện để đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 20% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2021- 2025. Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong chiếu sáng công cộng; thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn quảng cáo bằng đèn tiết kiệm điện. Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp.
Các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ đã lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia; áp dụng chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc phương tiện, vật liệu, nguyên, nhiên liệu theo hướng tiết kiệm điện; hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm trong chiếu sáng, trang trí, quảng cáo; xây dựng và phổ biến thực hiện nội quy tiết kiệm điện của đơn vị cho khách hàng, nhân viên; phối hợp với Điện lực huyện, thành phố thực hiện việc giảm nhu cầu sử dụng điện khi có yêu cầu.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp quan tâm chú trọng trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng theo quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao. Kiến trúc nhà xưởng sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên; thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng; loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng theo quy định; sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh điện tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên lưới, đẩy mạnh công tác sửa chữa điện hotline; tăng cường sử dụng công tơ điện tử có khả năng đọc chỉ số từ xa, có độ chính xác cao; thực hiện tốt công tác quản lý hệ thống đo đếm theo đúng quy định; sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ “xanh, sạch” thân thiện với môi trường. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và 05 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đang duy trì tốt tỷ lệ che phủ rừng hiện nay ở mức 51,54% góp phần tích cực cho nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính./.