Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại. Vùng nguyên liệu được xác định là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững. Phát triển vùng nguyên liệu sẽ giúp Nhà nươc quản lý tốt về quy hoạch sản xuất, linh hoạt trong chỉ đạo, chuyển đổi cơ cấu cây trongf, vật nuối, phù hợp với quy luật cung cầu cho nông sản. Qua đó, quản lý hiệu quả được nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp.
Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025” nhằm thí điểm cơ chế, cách làm trên 5 vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung thuộc địa bàn 11 tỉnh với tổng diện tích 158.300 ha. Các địa điểm lựa chọn vùng dự án đều nằm trong quy hoạch vùng trồng và phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đề án gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1là đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu; hợp phần 2 tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu; hợp phần 3 là triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông.
Theo Đề án, tỉnh Hòa Bình nằm trong vùng miền núi phía Bắc, gồm Sơn La, Hòa Bình, với diện tích 14.000 ha. Vùng xác định trồng tập trung các loại cây ăn quả: chanh leo, dứa, xoài. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có diện tích trồng cây ăn quả lớn, chiếm 5% diện tích cả nước. Nhiều địa phương trong tỉnh đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn với bộ giống đa dạng, có năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh còn yếu; trình độ năng lực quản trị hợp tác xã thấp, quy trình lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để triển khai hiệu quả Đề án, tỉnh đang cập nhật vùng nguyên liệu cây ăn quả vào quy hoạch, đồng thời cam kết bố trí lồng ghép các nguồn lực của địa phương để trên khai thực hiện Đề án. Các địa phương tham gia đã cam kết thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bố trí đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai Đề án; hợp tác xã tăng cường liên kết với doanh nghiệp, sẵn sàng tham gia các mô hình sản xuất trong dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét sớm phê duyệt Đề án và bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện. Đồng thời thành lập Ban chỉ đạo để triển khai Đề án tại địa phương.
Phát biểu kết luận hội nghị, Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Sau khi Đề án được phê duyệt, Bộ sẽ chỉ đạo cá đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện, lồng ghép với nội dung liên quan Đề án vào các chương trình, kế hoạch, lĩnh vực Bộ phụ trách. Kinh phí thực hiện, ngoài việc phân bổ nguồn vốn Trung ương, còn huy động các nguồn vốn xã hội hóa hơp pháp, đảm bảo thực hiện đẩy đủ các hợp phần Đề án xây dựng./