DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương và cơ cấu mùa vụ

13/08/2024 16:30
Trong tháng 8, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 27-350c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, trên địa bàn tỉnh đã có một số diện tích hao màu bị ảnh hưởng. Lúa bị ngập úng thiệt hại khoảng 30% là 229,9 ha; các loại cây hoa màu bị ngập úng thiệt hại khoảng 30% là 45,34 ha tập trung chủ yếu ở huyện Mai Châu và Đà Bắc. Tuy nhiên sau khi tạnh mưa, nước rút, các hộ dân đã tập trung chăm sóc, khắc phục thiệt hại do đó thiệt hại do mưa lũ ở mức độ nhẹ.

Đối với sản xuất vụ Mùa - Hè thu, phối hợp với các đơn vị, địa phương chỉ đạo, đôn đốc người dân gieo trồng các loại cây trồng vụ mùa - hè thu trong khung thời vụ tốt nhất, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên diện tích các loại cây đã gieo trồng. Đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh đã gieo trồng được 38.190/44.508 ha bằng 85,8 % so với kế hoạch, diện tích một số cây trồng chính cụ thể diện tích lúa đã cấy 21.338/21.750 ha đạt 98,1% so với kế hoạch. Diện tích ngô đã trồng 8.000/11.053 ha bằng 72,4 % so với kế hoạch. Diện tích lạc đã trồng 1.045/1.469 ha bằng 71 % so với kế hoạch. Diện tích khoai lang đã trồng 927/1.281 ha bằng 72,4 % so với kế hoạch. Diện tích rau, đậu các loại 3.665/4.714 ha bằng 77,7 % so với kế hoạch. Các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng và chăm sóc các loại đã trồng, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương và cơ cấu mùa vụ.

Hoạt động bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa được tăng cường. Một số loại sâu, bệnh phát sinh gây hại như trên cây ăn quả có múi, nhện đỏ, bệnh vàng lá thối rễ, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bệnh greening, ruồi đục quả, rệp muội... tiếp tục gây hại rải rác ở các vùng trồng cây có múi; rệp sơ bông trắng hại trung bình 2-3% số cây, cao 5-8% số cây, sâu đục thân hại trung bình 1-3% số cây, cao 4-6% số cây, rệp sáp hại trung bình 1-4% số lá, cao 5-7% số lá,... gây hại trên cây mía; bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh gây hại ở một số huyện Yên Thủy, Tân Lạc.... Tập đoàn rầy hại trên cây lúa, mật độ trung bình 80-200 con/m2, cao 500-800 con/m2; Sâu cuốn lá nhỏ mật độ trung bình 3-5 con/m2, cao 7-10 con/m2.  Các loại sâu, bệnh gây hại ở mức độ nhẹ và rải rác. Các huyện, thành phố, hướng dẫn người dân tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng, trừ sâu bệnh, tập trung ở một số loại cây trồng chính. Duy trì ổn định hệ thống bẫy đèn, góp phần hỗ trợ cho công tác dự tính dự báo tình hình dịch hại cây trồng, do đó sâu bệnh gây hại trên nhóm cây trồng chính, nhóm cây lương thực và nhóm cây trồng khác ở mức độ nhẹ - trung bình. Kiểm tra, giám sát giống cây trồng nhập nội được gieo trồng trên địa bàn các huyện, thành phố, qua kiểm tra chưa thấy xuất hiện đối tượng kiểm dịch thực vật. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương thực hiện cấp và duy trì mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói theo quy định.

Tháng 9, tập trung đôn đốc các địa phương tập trung chăm sóc, phòng trừ các loại sâu, bệnh trên các loại cây trồng. Đối với cây ăn quả có múi giai phát triển quả, chú ý một số đối tượng sâu, bệnh rệp muội; bệnh loét, rầy chổng cánh, ruồi đục quả, nhện đỏ... Hướng dẫn, chỉ đạo người dân tập trung gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng vụ Mùa - Hè thu năm 2024. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch cây trồng vụ Mùa - Hè thu đã chín, giải phóng và làm đất, gieo trồng cây vụ đông trà sớm. Chủ động công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng để dự báo sớm, hướng dẫn cơ sở và người nông dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng gây hại chính. Duy trì hệ thống bẫy đèn để hỗ trợ cho công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng. Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự báo tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng (kể cả cây trồng nhập nội). Tiếp tục hỗ trợ cấp mới mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hỗ trợ liên kết vùng sản xuất hướng tới xuất khẩu cho các sản phẩm trồng trọt chủ lực và lợi thế của tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ huyện Cao Phong thực hiện cánh đồng mẫu tái canh cây cam theo kế hoạch. Kiểm tra cơ sở đóng gói đăng ký cấp mã số cơ sở đóng gói tại các huyện, thành phố. Kiểm tra đánh giá điều kiện buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại các cửa hàng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiên kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật./.