Theo đó, Sở Y tế đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc triển khai tốt một số nội dung như sau:
Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là sắp tới thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút lây lan, phát triển.
Đối với công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 để phòng chống dịch bệnh. Trong đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi thứ 3, thứ 4 cho các đối tượng; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu; cập nhật dữ liệu tiêm chủng hàng ngày lên hệ thống Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19. Các địa phương và các cơ sở tiêm chủng thường xuyên thông tin, phối hợp chặt chẽ với cán bộ đầu mối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để giải quyết vấn đề liên quan đến các trường hợp phản ứng sau tiêm phòng Covid-19.
Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, cần tăng cường giám sát chủ động, chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại địa phương để khoanh vùng, cáchly và xử trí kịp thời. Tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng. Chủ động bố trí kinh phí cho công tác phòng chống dịch Sốt xuất huyết tại địa phương, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”.
Đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục giám sát, phát hiện, điều tra dịch tễ đối với ca mắc đậu mùa khỉ nếu xuất hiện trên địa bàn và kịp thời báo cáo về Sở Y tế. Đẩy mạnh thông tin,tuyên truyềnvề bệnh đậu mùa khỉ đểphát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
Đối với bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người (cúm A/H5), tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp người nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm, xử lý sớm, triệt để ổ dịch tại các địa phương. Chỉ đạo các ngành phối hợp với ngành thú y địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm để có các biện pháp dự phòng lây sang người và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đáp ứng; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
Đối với bệnh do vi rút Adeno và các bệnh dịch nguy hiểm khác, các địa phương cần tiếp tục chủ động, tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với công tác truyền thông tiếp tục đẩy mạnh thông tin vềtiêm vắc xin phòng Covid-19theo công thức “2K (khẩu trang, khửkhuẩn) + vắcxin + thuốc + điều trị+ công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”./.