DetailController

Thời sự trong ngày

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị trên đia bàn tỉnh Hòa Bình

18/11/2022 00:00
Ngày 14/11/2022, Ban Thường vụ ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thi trên đia bàn tỉnh Hòa Bình.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiêm môi trường, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt một số nội dung sau:

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, các quy định của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyến biến mạnh mẽ về nhận thức, nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức, cá nhân và Nhân dân trong quản lý, bảo vệ môi trường, nhất là trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Xử lý nghiêm trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu địa phương nào đê xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường mà không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng môi trường và làm mất tình hình an ninh trật tự.

Ban Cán sự Đảng ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn của tỉnh.

Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản của địa phương về mức kinh phí để thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; giá dịch vụ liên quan đến việc xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế và các quy định hiện hành.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế và định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, đảm bảo có sự đồng thuận của nhân dân, tích hợp trong quy hoạch tỉnh đảm bảo quy mô công suất lớn, thu hút các nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại. Khẩn trương rà soát đưa ra khỏi quy hoạch các khu vực không có tính khả thi. Trường hợp quy hoạch tỉnh phê duyệt thì tiêp tục rà soát báo cáo câp có thẩm quyền để được điều chỉnh làm cơ sở thực hiện.

Tập trung chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các sở, ngành nâng cao chất lượng, trách nhiệm và hiệu quả trong công tác thẩm định, đánh giá năng lực chủ đầu tư, trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xử lý chất thải; tăng cường công tác quản lý, tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình đâu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị công nghệ theo quy định của pháp luật.

Hằng năm ưu tiên bố trí đủ kinh phí sự nghiệp môi trường để triển khai các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường trong đó có các nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Nghiên cứu tăng tỷ lệ chi kinh phí sự nghiệp môi trường từ 1-2% tổng chi ngân sách hằng năm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Xem xét thu hồi dự án đầu tư đối với các nhà đầu tư có năng lực yếu kém, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong xử lý chất thải, đặc biệt là việc xả chất thải trực tiếp ra môi trường hoặc chôn lấp rác thải không qua xử lý, không đúng quy định.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao năng lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức quản lý môi trường; bảo đảm ở cấp huyện có bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường, cấp xã có cán bộ phụ trách về môi trường. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Chú trọng tuyển dụng cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn về môi trường, tạo điều kiện cho các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về quản lý môi tường.

Xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn để xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt cho thành phố Hòa Bình và vùng phụ cận từ các nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên, gồm vốn đầu tư ngoài ngân sách, vốn đối tác công tư (PPP), vốn kế hoạch đầu tư công; đến năm 2025 phải xây dựng được 01 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt liên vùng trên địa bàn thành phố.

Xây dựng đề án phân loại chất thải từ gia đình (trong đó, giao thành phố Hòa Bình thực hiện thí điềm tại 1 - 2 phường từ nguồn kinh phí bảo vệ môi trường và của người dân).

Tăng cường công tác xã hội hóa, có các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư các dự án xử lý chât thải có công nghệ tiên tiên, hiện đại.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết của đảng viên, cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về quản lý chất thải sinh hoạt. Đặc biệt tuyên truyền, tạo sự đông thuận của nhân dân trong việc xây dựng và triên khai quy hoạch quản lý chât thải rắn của tỉnh.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tổ chức phô biến, quán triệt nội dung Chỉ thị; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nội dung Chỉ thị xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện.

Ban cán sự Đảng ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện; đôn đôc, kiểm tra quá trình triên khai thực hiện Chỉ thị; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện theo quy định.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định./.