Các vùng sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO được quy hoạch, mở rộng. Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ, xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được quan tâm. Công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành việc thực hiện các quy định về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được quan tâm thực hiện. Qua đó đã phát hiện các vi phạm xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh ATTP, ngăn chặn những thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm hết hạn sử dụng lưu thông trên thị trường, tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về ATTP ở một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức. Chưa gắn tiêu chí về ATTP với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".Việc áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và theo tiêu chuẩn hữu cơ còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh…
Thời gian tới để làm tốt công tác ATTP, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh cần tiếp tục phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, của tỉnh về công tác ATTP. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác bảo đảm ATTP. Đưa chỉ tiêu ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đơn vị hằng năm để tổ chức thực hiện. Lồng ghép việc thực hiện các chỉ tiêu về ATTP với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP. Kịp thời thông tin những quy định mới về ATTP, phản ánh những thành tựu đã đạt được, biểu dương các cá nhân, tập thể, đơn vị điển hình trong thực hiện pháp luật về ATTP. Đồng thời phê phán, lên án những vụ việc, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP.
Đối với người sản xuất, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong quá trình sản xuất, bảo quản thực phẩm an toàn. Người tiêu dùng quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP. Vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cam kết không vận chuyển, kinh doanh hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo ATTP.
Tiếp tục thực hiện tốt “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” hằng năm với hai hoạt động trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục và thanh kiểm tra về ATTP, góp phần nâng cao nhận thức, hành vi về ATTP, giảm các nguy cơ về sức khỏe và tăng phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo ATTP các cấp. Đẩy mạnh quản lý ATTP sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm; chỉ đạo các địa phương phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và kiểm soát chặt chẽ ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về ATTP các cấp tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành. Trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra quy định về điều kiện ATTP tại các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, khu công nghiệp; trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, các chợ đầu mối. Ngăn chặn có hiệu quả việc kinh doanh thực phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa lưu thông theo quy định của phápluật. XửlýđúngđịnhvớitrườnghợpviphạmvềATTP.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp sản xuất sạch phát triển; trong đó, chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất thịt sạch, rau sạch, phụ gia thực phẩm,…bảo đảm an toàn theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng các mô hình quản lý ATTP tiên tiến như: GMP, HACCP...Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát huy hiệu quả các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển, mở rộng các vùng sản xuất tập trung, chất lượng cao, đảm bảo ATTP. Tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm; thực hiện tốt việc tổ chức đánh giá, công nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa quản lý ATTP. Phối hợp tích cực với hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt là của người dân trong việc bảo đảm ATTP.