Thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2021-2025” và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026”, các địa phương trong tỉnh đã lãnh đạo, xây dựng mỗi đơn vị “Xã, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; ban hành Bộ Tiêu chí và hướng dẫn xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đến nay, có 7 xã dự kiến đạt 16/16 tiêu chí. Việc xây dựng Phong trào theo các tiêu chí đã đạt được một số kết quả tích cực, như: Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình Hòm thư Zalo 4.0, mô hình Camera an ninh; 139/139 xã, thị trấn được trang bị đài truyền hình; hệ thống loa truyền thanh đến các thôn, xóm; 139/139 xã, thị trấn đã xây dựng phương án, kế hoạch sẵn sàng phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên còn một số hạn chế. Trong đó, việc triển khai xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” còn chậm; công tác xã hội hóa hạn chế. Các địa phương xây dựng mô hình, điển hình về an ninh trật tự và văn minh đô thị mang tính chất tự phát, chưa gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu bảo đảm an ninh trật tự với xây dựng văn minh đô thị.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng “Xã, thị trấn điểm hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp hiệp đồng giữa các cấp, các ngành, các lực lượng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, ngày 27/6/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12/NQ-TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng thí điểm “Phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị”.
Mục tiêu của Nghị quyết đến hết năm 2022, có 3/9 xã đã đăng ký xây dựng điểm được công nhận “Điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cấp xã. Đến hết năm 2025, phấn đấu nhân rộng 20 xã, thị trấn được công nhận điển hình cấp xã; 3 xã, thị trấn phấn đấu được công nhận điển hình cấp huyện; 30 xã, thị trấn phấn đấu đạt 13 tiêu chí trở lên; 50 xã, thị trấn phấn đấu đạt 10 tiêu chí trở lên; còn lại 31 xã, thị trấn phấn đấu đạt 9 tiêu chí trở lên. Định hướng đến năm 2030, có ít nhất 1 xã, thị trấn được công nhận điển hình cấp tỉnh, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 xã, thị trấn được công nhận điển hình cấp huyện.
Để đạt được mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đối với công tác xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Phát huy nội lực, xã hội hóa các nguồn lực cùng tham gia xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình tự quản về an ninh trật tư trong Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm thiết thực. Hiệu quả, phù hợp và thực, tập trung tại các xã, thị trấn đã chọn xây dựng điển hình. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, phát huy văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương, chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng các bộ xã, thị trấn. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không để lây lan diện rộng. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từng bước xây dựng “Xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh”. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội trong công tác xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc”. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chú trọng sơ kết, tổng kết, nhân rộng, thi đua khen thưởng trong công tác xây dựng “Xã, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xã, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Đối với công tác xây dựng thí điểm “Phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh Tổ quốc và văn minh đô thị” cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu về công tác bảo đảm an ninh trật tự và xây dựng văn minh đô thị. Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hòa Bình và các cơ quan liên quan xây dựng thí điểm 1 “Phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị”. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia xây dựng thí điểm “Phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị” xác định đây là nhiệm vụ quan trọng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” giai đoạn 2020-2025. Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng văn minh đô thị./.