DetailController

Tin từ các đơn vị

Tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

17/09/2024 16:30
Giai đoạn 2017-2023, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thành lập có 9 cụm công nghiệp với diện tích trên 5422ha. Trong đó, thành phố Hòa Bình có 4 cụm công nghiệp gồm: Thịnh Minh 1, Chăm Mát- Dân Chủ, Yên Mông, Tiên Tiến; huyện Tân Lạc có Cụm công nghiệp Phong Phú; huyện Lạc Thủy có Cụm công nghiệp Đồng Tâm, Môi trường công nghệ cao Hòa Bình; huyện Lương Sơn có 2 cụm công nghiệp: Xóm Rụt, Hòa Sơn.

Thời gian qua, tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách để tạo hành lang pháp lý thống nhất quản lý cụm công nghiệp từ Trung ương đến địa phương; làm cơ sở cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư hạ tầng và các đơn vị liên quan chấp hành đúng quy định Nhà nước trong phát triển cụm công nghiệp. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong các cụm công nghiệp.

Việc phát triển các cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo ra nhiều việc làm, thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống của người dân, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội... Đến nay, 7 cụm công nghiệp đã thu hút được 41 dự án thứ cấp (Trong đó, có 38 dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 3 dự án đang thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) với tổng diện tích đất đã cho thuê là 92,71 ha. Tổng số vốn đăng ký khoảng trên 3.760 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp có dự án thứ cấp đạt 41,93%. Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp tròng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.700 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động.

Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, thành lập các cụm công nghiệp, quản lý phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được triển khai chặt chẽ, tuân thủ quy định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Việc thẩm định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, chấm điểm lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định hiện hành. Các sở, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã chủ động, phối hợp với các ngành liên tiến độ xây dựng các hạng mục như: Điện, nước, thông tin, đầu nối giao thông, đánh giá tác động môi trường, khu xử lý nước thải tập trung. Chỉ đạo công ty điện lực có kế hoạch và phương án đảm bảo điện an toàn, ổn định cho các cụm công nghiệp, ưu tiên các cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư.

Tuy nhiên hiện nay, hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp triển khai đầu tư chậm so với tiến độ, tỷ lệ lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp chưa cao; công tác kiểm đếm, đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cư còn gặp nhiều vướng mắc, thời gian thực hiện kéo dài.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của việc phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tăng cường công tác rà soát các quy định của pháp luật về đất đai; chính sách đất đai; chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng; giá thuê đất... để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục rà soát điều chỉnh, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển và thu hút đầu tư. Tăng cường quy chế phối hợp quản lý nhà nước; quản lý chặt chẽ quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố với các cơ quan liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, gỉảỉ quyết các vấn đề tồn tại phát sinh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào hoạt động sản xuất trong các cụm công nghiệp. Nâng cao năng lực và đổi mới, đa dạng các hình thức, hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào ngành, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh./.