Trong giai đoạn này sẽ tập trung hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với cả giai đoạn và cụ thể từng năm; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng đặc thù, trẻ em, người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao. Bảo đảm các điêu kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật. Nâng cao năng lực giám sát phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức thành viên của MTTQ trong hỗ trợ người dân tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật. Các tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân.
Thực hiện Công văn số 110/HĐPH ngày 12/01/2023 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương về việc triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành Công văn số 178, ngày 3/2/2023 đề nghị UB MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Thành viên HĐ PHPBGDPL tỉnh, Chủ tịch HĐ PHPBGDPL các huyện, thành phố; Hội luật gia tỉnh, Đoàn luật sư tỉnh triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của đề án.
Đề nghị các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh: Phân công tổ chức pháp chế hoặc đơn vị trực thuộc có chức năng tham mưu, triển khai công tác PBGDPL làm đầu mối theo dõi, tham mưu triển khai thực hiện Đề án. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch số 195/KH-UBND, ngày 12/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2023- 2030. Quan tâm bố trí kinh phí, bảo đảm kinh phí thỏa đáng thực hiện PBGDPL cho đối tượng đặc thù, khó khăn, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em.
Đề nghị các đồng chí Thành viên Hội đồng PHPBGDPL tỉnh: Phát huy vai trò và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong chỉ đạo, phối hợp thực hiện Đề án, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, sự chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở.
Đề nghị Hội đồng Phối hợp PBGDPL các huyện, thành phố tham mưu cho UBND huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch số 195/KH-UBND, ngày 12/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2023- 2030./.