DetailController

Quốc phòng - An ninh

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

10/05/2024 15:30
Ngày 09/5, Sở Công Thương ban hành Công văn số 1047/SCT-QLNL gửi Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Các đơn vị quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh; Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện; Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh yêu cầu về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 28/3/2024 của Bộ Công Thương về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024; Căn cứ Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 04/4/2024 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê: phòng, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2024;

Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh trong năm 2024 diễn biến thiên tai tiếp tục bất thường, không theo quy luật. Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, xây dựng và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh giao. Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thành phố; các đơn vị quản lý vận hành lưới điện; chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nội dung sau:

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố: Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 933/SCT-QLNL ngày 24/4/2024 của Sở Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý an toàn điện, an toàn đập thủy điện trước, trong và sau mùa mưa lũ 2024 (đã gửi UBND các huyện, thành phố);

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung UBND tỉnh chỉ đạo tại Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 04/4/2024 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2024;

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện, các Đơn vị quản lý vận hành lưới điện trong công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão; thực hiện các quy định về an toàn đập, hồ chứa thủy điện, an toàn điện...;

Chỉ đạo các Đơn vị quản lý vận hành lưới điện; Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn kiện toàn tổ chức, lực lượng; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ) để sẵn sàng ứng phó thiên tai với hiệu quả cao nhất; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin, liên lạc thông suốt;

Chỉ đạo các Đơn vị quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn kiểm tra, rà soát các công trình, gia cố các vị trí xung yếu đảm bảo an toàn cho công trình khi thiên tai xảy ra, phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào công trình điện theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng và tập trung nguồn lực để khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai;

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình điện, thủy điện đang thi công xây dựng trên địa bàn chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và bão lũ; dừng mọi hoạt động thi công di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão lũ xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản;

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện, Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP; vận động người dân để Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào công trình điện; tuyên truyền, hướng dẫn cảnh báo người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão;

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thực hiện thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật;

Triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, lương thực, thực phẩm và các mặt hàng, nhu yếu phẩm thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu vùng xa, vùng dễ bị chia cắt;

Đối với địa phương có công trình khai thác khoáng sản, điện gió, điện mặt trời, thủy điện, chỉ đạo các chủ công trình thực hiện gia cố chống sạt trượt, ngập nước và có các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, công trình và thiết bị trong mùa mưa bão.

Yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành lưới điện: Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 933/SCT-QLNL ngày 24/4/2024 của Sở Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý an toàn điện, an toàn đập thủy điện trước, trong và sau mùa mưa lũ 2024 (đã gửi đơn vị);

Kiện toàn tổ chức, lực lượng; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ) để sẵn sàng ứng phó thiên tai với hiệu quả cao nhất; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin, liên lạc thông suốt;

Kiểm tra, rà soát các công trình, gia cố các vị trí xung yếu đảm bảo an toàn cho công trình khi thiên tai xảy ra, phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào công trình điện theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng và tập trung nguồn lực để khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai; phối hợp với các cơ quan, địa phương tuyên truyền, hướng dẫn cảnh báo người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão;

Tăng cường phối hợp giữa đơn vị với chính quyền địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành và phát huy hiệu quả cao nhất về nguôn lực của các đơn vị trong quá trình ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố;

Công ty Điện lực Hòa Bình ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên đề nghị xây dựng phương án đảm bảo nguồn điện thông suốt tại khu vực của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình nhằm đảm bảo công tác trực ban 24/24h.

Yêu cầu Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện; Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh: Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 933/SCT-QLNL ngày 24/4/2024 của Sở Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý an toàn điện, an toàn đập thủy điện trước, trong và sau mùa mưa lũ 2024 (đã gửi đơn vị);

Kiện toàn tổ chức, lực lượng; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ) để sẵn sàng ứng phó thiên tai với hiệu quả cao nhất; tổ chức diễn tập các phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đợt thiên tai và thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo đúng quy định; bảo đảm thông tin, liên lạc thông suốt;

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng của các hạng mục công trình như: Đập dâng, công trình xả lũ, cửa nhận nước... các thiết bị cơ khí và thiết bị điện; khắc phục kịp thời các hư hỏng, khiếm khuyết để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ;

Rà soát, bổ sung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, hạ du đập và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du trong mọi tình huống;

Theo dõi chặt chẽ diễn biến khi tượng, thủy văn và phối hợp với các cơ quan có liên quan để vận hành hồ chứa theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; chủ động áp dụng cách thức cảnh bảo, thông báo đến nhân dân vùng hạ du trước khi vận hành xả lũ qua tràn, bắt đầu xả nước phát điện hoặc các trường hợp thay đổi đột ngột lưu lượng xả xuống hạ du;

Cung cấp đầy đủ, kịp thời số liệu, thông báo về hồ chứa, vận hành hồ chứa cho Sở Công Thương và các cơ quan chức năng theo đúng quy định;

Tăng cường phối hợp giữa đơn vị với chính quyền địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành và phát huy hiệu quả cao nhất về nguồn lực của các đơn vị trong quá trình ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố;

Phối hợp với địa phương xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du trong tình
huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập theo quy định;

Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.