Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chỉ đạo Trạm Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp phơi nhiễm Dại tại cộng đồng, đến thôn, xóm, hộ gia đình. Lập danh sách người bị chó, mèo cắn hoặc tiếp xúc để quản lý, tư vấn, tuyên truyền, vận động đến cơ sở y tế khám và tiêm vắc xin phòng bệnh Dại sớm, tuyệt đối không được chữa bệnh Dại bằng thuốc nam.
Tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh Dại đầy đủ, đúng quy định.
Tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông về phòng, chống bệnh Dại: Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo trong từng thôn, xóm, xã, phương thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của thú y. Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virut Dại thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiệm và những người bị phơi nhiễm với đăng vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại thực hiện điều trị phòng bằng văn xin, huyết thanh kháng dại.
Tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương nhằm giám sát và phát hiện sơm các ổ dịch Dại hoặc nghi Dại trên động vật để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về tình hình bệnh Dại, các hoạt động phòng, chống đã triển khai tại địa phương theo quy định./.